Gian lận thi cử là gì? Giáo viên sửa điểm thi sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Gian lận thi cử là gì?
Gian lận thi cử không phải là hành vi xa lạ đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ thể về gian lận thi cử là gì tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đơn giản hành vi gian lận thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, làm mọi cách để đạt được điểm cao một cách không công bằng.
*Nguyên nhân của gian lận thi cử có thể xét về 2 khía cạnh như sau:
+Về mặt chủ quan: các em học sinh lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích.
+Về mặt khách quan: đề thi dài và khó, thầy cô và gia đình tạo áp lực về thành tích,…
* Hậu quả của gian lận thi cử:
Tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em.
Các em không nắm vững kiến thức bài học.
Hành vi gian lận thi cử có bị cấm không?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Giáo dục 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như sau:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
- Xuyên tạc nội dung giáo dục.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
- Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
- Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Như vậy, theo quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục 2019, hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh là một trong những hành vi bị nghiêm cấm
Giáo viên sửa điểm thi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Giáo viên sửa điểm thi sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền với hành vi vi phạm về thi theo các mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.
- Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm mất bài thi của thí sinh.
Lưu ý: Theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức."
Như vậy, trường hợp sửa điểm bài thi trái quy định thuộc trường hợp tại điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định 04/2021 thì mức phạt cho hành vi này là từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. (mức phạt tiền trên là đối với cá nhân)
Hành vi gian lận sửa bài thi bị phát hiện sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp vi phạm về thi như sau:
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
- Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
- Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Như vậy, trường hợp hành vi gian lận sửa điểm bài thi thì phải buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi. Đồng thời, buộc đảm bảo quyền lợi của thí sinh đối với hành vi trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?