Giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì? Việc giám sát công trình được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì?
- Việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Kinh phí thực hiện công tác giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được quy định như thế nào?
- Cơ quan quyết định đầu tư có trách nhiệm gì trong việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai?
Giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì?
Giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT thì giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là hoạt động theo dõi về tiến độ thực hiện công trình và việc tuân thủ các quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các quy định trong các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì? Việc giám sát công trình được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT như sau:
Nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
1. Công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu công trình, sản phẩm phải tiến hành thường xuyên và có hệ thống trong quá trình thực hiện trên cơ sở kế hoạch giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu được lập theo tiến độ thi công từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm.
2. Chủ đầu tư sử dụng đơn vị trực thuộc hoặc thuê đơn vị giám sát, kiểm tra có chức năng phù hợp (sau đây gọi chung là đơn vị giám sát, kiểm tra) thực hiện giám sát, kiểm tra công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư.
3. Các tổ chức, cá nhân thi công (sau đây gọi chung là đơn vị thi công) công trình, sản phẩm phải tự kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng của tất cả các hạng mục công trình, sản phẩm trước khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu.
4. Trong thời gian thi công nếu có sự thay đổi về chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thì quá trình giám sát, kiểm tra phải xác định cụ thể khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện trước và sau thời điểm chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thay đổi.
Như vậy, theo quy định trên thì việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Công tác giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai phải tiến hành thường xuyên và có hệ thống trong quá trình thực hiện trên cơ sở kế hoạch giám sát được lập theo tiến độ thi công từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình.
- Chủ đầu tư sử dụng đơn vị trực thuộc hoặc thuê đơn vị giám sát có chức năng phù hợp thực hiện giám sát công trình cấp chủ đầu tư;
- Trong thời gian thi công nếu có sự thay đổi về chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thì quá trình giám sát phải xác định cụ thể khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện trước và sau thời điểm chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thay đổi.
Kinh phí thực hiện công tác giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được quy định như thế nào?
Kinh phí thực hiện công tác giám sát trong lĩnh vực quản lý đất đai được quy định tại Điều 9 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT như sau:
Kinh phí thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
1. Kinh phí thực hiện kiểm tra, thẩm định của cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và của cơ quan quyết định đầu tư đối với công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm do chủ đầu tư thực hiện được xác định trong tổng dự toán của công trình theo quy định hiện hành.
3. Kinh phí thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng, sản phẩm do đơn vị thi công thực hiện được tính trong đơn giá dự toán của công trình theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí thực hiện công tác giám sát trong lĩnh vực quản lý đất đai do chủ đầu tư thực hiện được xác định trong tổng dự toán của công trình theo quy định hiện hành.
Cơ quan quyết định đầu tư có trách nhiệm gì trong việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai?
Cơ quan quyết định đầu tư có trách nhiệm gì trong việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT như sau:
- Tổ chức thực hiện hoặc ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thực hiện thẩm định hồ sơ nghiệm thu đối với các công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai đã hoàn thành;
- Quyết định giải quyết những phát sinh, vướng mắc đối với công nghệ chưa có quy định kỹ thuật; phát sinh do thay đổi chính sách; giải quyết những phát sinh, vướng mắc về định mức kinh tế - kỹ thuật khi thay đổi giải pháp công nghệ dẫn đến làm tăng giá trị dự toán vượt quá giá trị dự toán đã được phê duyệt;
Giải quyết những phát sinh về khối lượng, mức khó khăn (nếu có) dẫn đến tổng giá trị vượt quá 05 phần trăm so với tổng giá trị dự toán đã được phê duyệt; giải quyết việc kéo dài thời gian thi công công trình so với thời gian thi công đã được phê duyệt.
Đối với dự án do Chính phủ quyết định đầu tư thì thực hiện theo quy chế quản lý dự án riêng (nếu có);
- Quyết định đình chỉ thi công, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ công trình đang thi công không đúng chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc vi phạm các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?