Giảm giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng theo 05 giai đoạn nào? Cách xử lý khi nhu cầu vốn vượt quá giới hạn cấp tín dụng?
Giảm giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng theo 05 giai đoạn nào?
Giới hạn cấp tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024:
Theo đó, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được vượt quá tỷ lệ sau đây (A):
(1) Từ ngày Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành tức từ 01 tháng 7 năm 2024 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2026: 14% vốn tự có đối với một khách hàng; 23% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
(2) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2027: 13% vốn tự có đối với một khách hàng; 21% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
(3) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2028: 12% vốn tự có đối với một khách hàng; 19% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
(4) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2028 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2029: 11% vốn tự có đối với một khách hàng; 17% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
(5) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2029: 10% vốn tự có đối với một khách hàng; 15% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.
Lưu ý:
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (B).
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại (A), (B) không bao gồm khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác không chịu rủi ro hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại (A) hoặc (B) bao gồm cả tổng mức mua, nắm giữ, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.
- Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Giảm giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng theo 05 giai đoạn nào? Cách xử lý khi nhu cầu vốn vượt quá giới hạn cấp tín dụng? (Hình từ Internet)
Cách xử lý khi nhu cầu vốn vượt quá giới hạn cấp tín dụng?
Cách xử lý khi nhu cầu vốn vượt quá giới hạn cấp tín dụng được quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cụ thể:
(i) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó vượt quá giới hạn cấp tín dụng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
(ii) Trường hợp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa trong trường hợp tổng mức dư nợ cấp tín dụng vượt quá giới hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đối với từng trường hợp cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa trong trường hợp tổng mức dư nợ cấp tín dụng vượt quá giới hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Lưu ý: Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại (ii) không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Công thức tính mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn?
Việc xác định mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn được quy định tại Điều 5 Quyết định 09/2024/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
Mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó được xác định theo công thức:
MCTDTĐ = TMDN + ĐN |
Trong đó:
MCTDTĐ là mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn;
TMDN là tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại thời điểm báo cáo;
ĐN là số tiền đề nghị cấp tín dụng mới được chấp thuận.
Trong công thức trên, TMDN và ĐN được xác định như sau:
(1) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại thời điểm báo cáo (TMDN) được tính vào mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn là tổng mức dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó tại tổ chức tín dụng tại thời điểm báo cáo, bao gồm:
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đã cấp trong giới hạn cho phép thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng;
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của các khoản cấp tín dụng đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp tín dụng vượt giới hạn còn hiệu lực tính đến thời điểm báo cáo.
(2) Đề nghị cấp tín dụng mới được chấp thuận (ĐN):
Số tiền đề nghị mới được tính vào mức cấp tín dụng tối đa là tổng số tiền của các khoản tín dụng mới được Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp tín dụng vượt giới hạn.
Tải về Mẫu văn bản đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn đối với khách hàng và người có liên quan
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?