Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh có được miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân không?
Trách nhiệm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là gì?
Theo Điều 32 Nghị định 26/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
2. Phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
4. Tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện cần thiết khác cho Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước có các trách nhiệm nêu trên.
Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh có được miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân không? (Hình từ Internet)
Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh có được miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 04/2015/TT-NHNN như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 82 Luật các tổ chức tín dụng;
..."
Bên cạnh đó, Điều 82 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) theo nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) theo đề nghị của Tổng giám đốc (Giám đốc)."
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-NHNN có quy định về Thẩm quyền cấp Giấy phép như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở chính trên địa bàn."
Như vậy, theo quy định trên việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc quỹ tín dụng nhân dân sẽ do Đại hội thành viên, Đại hội thành lập và Hội đồng quản trị quyết định.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ có thẩm quyền trong việc cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân và phê duyệt danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân trước khi thực hiện.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không có thẩm quyền trong việc miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc quỹ tín dụng nhân dân.
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (khoản 2, 3 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN) như sau:
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân là cơ quan quản trị có quyền nhân danh quỹ tín dụng nhân dân để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên.
2. Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân gồm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên, Đại hội thành lập (đối với trường hợp thành lập quỹ tín dụng nhân dân) quỹ tín dụng nhân dân trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên, Đại hội thành lập quyết định nhưng không ít hơn 03 (ba) thành viên.
Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, quỹ tín dụng nhân dân phải bổ sung đủ số lượng thành viên Hội đồng quản trị.
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên, Đại hội thành lập quyết định và được ghi trong Điều lệ, ít nhất là 02 năm và không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị giữ chức vụ không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp, nhiệm kỳ tại thời điểm 01/01/2020 được tính là nhiệm kỳ đầu tiên. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.
4. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của mình.
5. Hội đồng quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.
Như vậy, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?