Giảm án là gì? Thời điểm xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mấy lần trong năm?
Giảm án là gì?
Hiện nay theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có khái niệm về việc giảm án là gì.
Tuy nhiên, có thể hiểu giảm án là một hình thức thể hiện sự khoan hồng, bao dung của pháp luật đối với người phạm tội bằng cách giảm thời hạn phạt tù, hoặc chuyển từ hình phạt tử hình sang hình phạt tù chung thân hoặc từ tù chung thân sang tù có thời hạn.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Cùng với đó, căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP quy định như sau:
Tha tù trước thời hạn có điều kiện
Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ.
Như vậy, có thể hiểu tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ.
Và, căn cứ theo Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về điều kiện tha tù trước thời hạn như sau:
- Phạm tội lần đầu;
- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
- Đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên;
- Có nơi cư trú rõ ràng;
- Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự;
- Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.
+ Trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì thời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn;
- Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Giảm án là gì? Thời điểm xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mấy lần trong năm? (Hình từ Internet)
Thời điểm xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện bao nhiêu lần trong năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định như sau:
Thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
1. Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp: Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc khánh (2/9) và tết Nguyên đán. Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp tết Nguyên đán. Năm để xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được xác định từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó.
2. Mỗi năm 01 phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 01 lần theo quy định tại Điều 38 của Luật Thi hành án hình sự. Sau lần xét giảm đầu tiên, nếu các năm tiếp theo phạm nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được xét giảm vào đúng đợt mà đã được xét giảm lần đầu. Trường hợp đã được giảm mà thời hạn tù còn lại không đủ 01 năm thì năm tiếp theo có thể đề nghị xét giảm sớm hơn 01 đợt, nhưng vẫn phải bảo đảm mỗi năm chỉ được xét giảm 01 lần.
Như vậy, việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp sau:
- Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4);
- Ngày Quốc khánh (2/9);
- Tết Nguyên đán.
Lưu ý:
- Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp tết Nguyên đán.
- Năm để xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được xác định từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó.
Hồ sơ giảm thời hạn chấp hành án phạt tù bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Thi hành án dân sự 2019 quy định như sau:
Theo đó, Cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trách nhiệm lập hồ sơ và chuyển cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.
Hồ sơ giảm thời hạn chấp hành án phạt tù bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản sao bản án; trường hợp xét giảm án từ lần hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;
- Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm; quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập công;
- Kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật đối với trường hợp phạm nhân bị bệnh hiểm nghèo hoặc tài liệu thể hiện phạm nhân là người quá già yếu;
- Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với trường hợp đã được giảm;
- Tài liệu chứng minh kết quả bồi thường nghĩa vụ dân sự của người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?