Giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do Chính phủ nước ngoài khởi kiện như thế nào?
- Giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do Chính phủ nước ngoài khởi kiện như thế nào?
- Sau khi xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do Chính phủ nước ngoài khởi kiện sẽ trình ai phê duyệt?
- Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do Chính phủ nước ngoài khởi kiện gồm những nội dung nào?
Giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do Chính phủ nước ngoài khởi kiện như thế nào?
Theo Điều 110 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ nước ngoài khởi kiện
1. Khi Chính phủ nước ngoài khởi kiện Chính phủ Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên liên quan đến các biện pháp quản lý ngoại thương do Nhà nước Việt Nam ban hành, Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở kế hoạch giải quyết tranh chấp đã được phê duyệt.
3. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, việc phối hợp giải quyết tranh chấp do Chính phủ nước ngoài khởi kiện.
Căn cứ trên quy định, khi Chính phủ nước ngoài khởi kiện Chính phủ Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên liên quan đến các biện pháp quản lý ngoại thương do Nhà nước Việt Nam ban hành, Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở kế hoạch giải quyết tranh chấp đã được phê duyệt.
Giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do Chính phủ nước ngoài khởi kiện như thế nào? (Hình từ internet)
Sau khi xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do Chính phủ nước ngoài khởi kiện sẽ trình ai phê duyệt?
Theo khoản 1 Điều 63 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như sau:
Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
1. Cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, luật sư (nếu có) xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được thông tin về khả năng khởi kiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 62 Nghị định này.
...
Theo quy định nêu trên thì sau khi cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, luật sư (nếu có) xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được thông tin về khả năng khởi kiện theo quy định.
Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do Chính phủ nước ngoài khởi kiện gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 63 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về nội dung Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như sau:
Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
...
2. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương gồm có các nội dung sau đây:
a) Tóm tắt vụ việc tranh chấp.
b) Trình bày quy trình tố tụng đối với vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp; các công việc cần triển khai phục vụ giải quyết vụ việc tranh chấp và mốc thời gian dự kiến của các công việc đó trên cơ sở phù hợp với quy trình tố tụng nêu trên.
c) Nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan đầu mối, Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và của luật sư (nếu có).
d) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phía Việt Nam và của Chính phủ nước ngoài.
đ) Đề xuất các phương án xử lý vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trong đó có phương án thương lượng, hòa giải; các vấn đề cần báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
e) Dự kiến các khoản chi phí và nguồn kinh phí cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
...
Theo đó, kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do Chính phủ nước ngoài khởi kiện gồm những nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?