Giải quyết phần vốn góp khi cá nhân chết, theo di chúc hay chia thừa kế pháp luật? Phần vốn góp đối với người chưa thành niên được xác lập thực hiện thế nào?
Giải quyết phần vốn góp khi cá nhân chết theo di chúc được quy định như thế nào theo pháp luật hiện nay?
Trong trường hợp ông Minh lập di chúc trước khi chết thì sau khi chết, phần vốn góp của ông trong công ty được giải quyết theo di chúc. Người được thừa kế phần vốn góp theo di chúc là thành viên công ty.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
"Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.
2. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự."
Theo đó, trường hợp ông Minh chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông là thành viên của công ty.
Giải quyết phần vốn góp khi cá nhân chết, theo di chúc hay chia thừa kế pháp luật? (Hình từ Internet)
Phần vốn góp khi cá nhân chết thông qua việc chia thừa kế theo pháp luật được giải quyết ra sao?
Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
+ Không có di chúc;
+ Di chúc không hợp pháp;
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
+ Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Cũng theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, trường hợp ông Minh không lập di chúc trước khi chết hoặc phần vốn góp 35% không được định đoạt trong di chúc thì chia thừa kế theo pháp luật.
Vợ và hai người con của ông Minh thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng phần di sản bằng nhau từ 35% phần vốn góp.
Vì vậy, vợ và hai con của ông, mỗi người được hưởng 11,67% phần vốn góp và là thành viên công ty.
Phần vốn góp đối với người chưa thành niên được xác lập thực hiện như thế nào?
Đối với người con tên Hải (11 tuổi), khi xác lập, thực hiện giao dịch tương ứng với 11,67% phần vốn góp phải được người mẹ (người đại diện theo pháp luật của con) đồng ý.
Giao dịch dân sự tương ứng với 11,67% phần vốn góp của người con tên Yến (7 tuổi) do người mẹ (người đại diện theo pháp luật của con) xác lập, thực hiện theo khoản 2, khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?