Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo do chuyên viên đơn vị thụ lý như thế nào?
- Hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo do lãnh đạo đơn vị trực tiếp thụ lý được giải quyết như thế nào?
- Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo do chuyên viên đơn vị thụ lý như thế nào?
- Quá trình nghiên cứu, thẩm định hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như thế nào?
Hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo do lãnh đạo đơn vị trực tiếp thụ lý được giải quyết như thế nào?
Hệ thống Một cửa điện tử là từ viết tắt của Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định 1625/QĐ-BGDĐT năm 2020 giải thích.
Theo đó, Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hệ thống thông tin nội bộ có chức năng hỗ trợ việc tiếp nhận, giải quyết, theo dõi tình hình tiếp nhận, giải quyết và kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị thuộc Bộ; kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công của Bộ để đăng tải công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Quy chế hoạt động của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định 1625/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định như sau:
Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức từ Bộ phận Một cửa của Bộ chuyển đến các đơn vị chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn xem xét giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo quy trình, thời gian quy định:
1. Trường hợp hồ sơ do lãnh đạo đơn vị trực tiếp thụ lý
Lãnh đạo đơn vị trực tiếp nghiên cứu, thẩm định hồ sơ; thực hiện đính kèm dự thảo file kết quả giải quyết hồ sơ vào Hệ thống Một cửa điện tử để trình lãnh đạo Bộ xem xét.
...
Như vậy, sau khi tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức từ Bộ phận Một cửa của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển đến các đơn vị chuyên môn, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn xem xét giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo quy trình, thời gian quy định.
- Trường hợp hồ sơ do lãnh đạo đơn vị trực tiếp thụ lý:
Lãnh đạo đơn vị trực tiếp nghiên cứu, thẩm định hồ sơ. Đồng thời, thực hiện đính kèm dự thảo file kết quả giải quyết hồ sơ vào Hệ thống Một cửa điện tử để trình lãnh đạo Bộ xem xét.
Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử (Hình từ Internet)
Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo do chuyên viên đơn vị thụ lý như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Quy chế hoạt động của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định 1625/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định như sau:
Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử
...
2. Trường hợp hồ sơ do chuyên viên đơn vị thụ lý
Lãnh đạo đơn vị chuyển hồ sơ đến chuyên viên thụ lý; chuyên viên thụ lý nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện đính kèm dự thảo file kết quả giải quyết hồ sơ vào Hệ thống Một cửa điện tử để trình lãnh đạo của đơn vị xem xét, trình lãnh đạo Bộ.
...
Theo quy định trên, trường hợp hồ sơ do chuyên viên đơn vị thụ lý, lãnh đạo đơn vị chuyển hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến chuyên viên thụ lý; chuyên viên thụ lý nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện đính kèm dự thảo file kết quả giải quyết hồ sơ vào Hệ thống Một cửa điện tử để trình lãnh đạo của đơn vị xem xét, trình lãnh đạo Bộ.
Quá trình nghiên cứu, thẩm định hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 13 Quy chế hoạt động của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định 1625/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định như sau:
Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện tử
...
3. Quá trình nghiên cứu, thẩm định hồ sơ
a) Đối với hồ sơ qua thẩm định đủ điều kiện giải quyết
Công chức thẩm định, gắn dự thảo kết quả giải quyết hồ sơ trên Hệ thống Một cửa điện tử, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Đối với hồ sơ cần có mặt của tổ chức, cá nhân để thẩm định, xác minh hồ sơ thì bộ phận được giao xử lý chính hồ sơ phải cập nhật thông tin về thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung xác minh vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống Một cửa điện tử.
c) Đối với hồ sơ phải lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan thì đơn vị chủ trì giải quyết hồ sơ gửi văn bản phối hợp xử lý đến các đơn vị, cơ quan có liên quan; đồng thời, người được giao xử lý chính hồ sơ thuộc đơn vị chủ trì đó phải cập nhật thường xuyên, đầy đủ về nội dung, thời hạn, danh sách các cơ quan lấy ý kiến trên Hệ thống Một cửa điện tử.
Trường hợp quá thời hạn lấy ý kiến mà đơn vị, được lấy ý kiến chưa có văn bản trả lời thì đơn vị chủ trì thông báo cho người đứng đầu của đơn vị đó biết về việc chậm trễ để phối hợp xử lý.
d) Đối với hồ sơ qua thẩm định không đủ điều kiện giải quyết hoặc cần sửa đổi, bổ sung thì công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ hoặc nội dung cần bổ sung.
Thông báo được nhập vào mục trả kết quả. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định. Công chức/viên chức Bộ phận Một cửa thực hiện chức năng “Bổ sung hồ sơ” trong Hệ thống Một cửa điện tử.
đ) Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết
Căn cứ Phiếu đề nghị gia hạn thời gian giải quyết của đơn vị chủ trì giải quyết thủ tục hành chính, Bộ phận Một cửa của Bộ điều chỉnh lại thời gian trả kết quả xử lý trên Hệ thống Một cửa điện tử, đồng thời gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân qua thư điện tử, tin nhắn.
Theo quy định trên, quá trình nghiên cứu, thẩm định hồ sơ đối với từng loại hồ sơ được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?