Giá vàng trang sức tăng giảm, cơ quan nào có trách nhiệm thanh tra hoạt động sản xuất, gia công theo pháp luật hiện hành?
Giá vàng trang sức tăng giảm, cơ quan nào có trách nhiệm thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong hoạt động kinh doanh vàng như sau:
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng như sau:
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
5. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, việc quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật thuộc về Bộ Công thương theo quy định pháp luật hiện hành.
Giá vàng trang sức tăng giảm, cơ quan nào có trách nhiệm thanh tra hoạt động sản xuất, gia công theo pháp luật hiện hành? (Hình từ Internet)
Vàng trang sức được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP giải thích rằng:
Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
Đồng thời, căn cứ tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7054:2014 về vàng thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật có quy định như sau:
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
...
2.2
Vàng trang sức (Jewelry gold)
Các sản phẩm vàng và hợp kim vàng, có hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác, để phục vụ nhu cầu trang sức của con người như các loại nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài, tượng nhỏ và các loại khác.
2.3
Vàng mỹ nghệ (Handicraft gold)
Các sản phẩm vàng và hợp kim vàng, các sản phẩm mạ vàng/sản phẩm khảm vàng, có hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác, để phục vụ cho nhu cầu trang trí mỹ nghệ như khung ảnh, tượng và các loại khác.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định:
- Đối với vàng trang sức, mỹ nghệ có thể thực hiện mua bán tại các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ trên cả nước.
- Đối với vàng miếng thì người dân chỉ được thực hiện mua bán tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng
Những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng?
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
- Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
- Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
- Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
- Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu bầu danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cuối năm là mẫu nào? Tải mẫu phiếu bầu về ở đâu?
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm đề nghị mở rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động bằng mẫu đơn nào?
- Phí giám sát hoạt động chứng khoán đối với sở giao dịch chứng khoán là bao nhiêu theo quy định?
- Ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại là gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài?
- Điều kiện để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn là có vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng?