Giá trị trở kháng tổng của cơ thể gia súc khi bị ảnh hưởng của dòng điện chạy qua được quy định như thế nào?
Ảnh hưởng của dòng điện chạy qua cơ thể gia súc cần lưu ý những điều gì?
Lưu ý khi dòng điện chạy qua cơ thể gia súc theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-3:2013 (IEC/TR 60479-3:1998) cụ thể:
Đối với tuyến dòng điện cho trước qua cơ thể, nguy hiểm phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn và thời gian của dòng điện.
Tuy nhiên, các quan hệ thời gian/dòng điện qui định trong Điều 5, trong nhiều trường hợp, không trực tiếp áp dụng được trong thực tế để thiết kế các biện pháp bảo vệ chống điện giật.
Tiêu chí cần thiết là giới hạn chấp nhận được của điện áp tiếp xúc (tức là tích của đòng điện qua cơ thể và trở kháng của cơ thể) là hàm của thời gian.
Quan hệ giữa dòng điện và điện áp là không tuyến tính vì trở kháng của cơ thể gia súc thay đổi theo điện áp tiếp xúc và đo đó cần có các dữ liệu về mối quan hệ này.
Các phần khác nhau của cơ thể gia súc (ví dụ như da, máu, cơ, mô và khớp) có trở kháng đối với dòng điện đi qua, trở kháng này gồm thành phần điện trở và thành phần điện dung. Đặc biệt, da khô trong dải điện áp lên đến vài trăm vôn thường có điện trở cao.
Giá trị của các trở kháng này phụ thuộc vào một số yếu tố, đặc biệt là loài động vật, tuyến dòng điện, điện áp tiếp xúc, thời gian dòng điện chạy qua, tần số, mức ẩm của da, diện tích bề mặt tiếp xúc, áp lực đặt vào và nhiệt độ.
Giá trị trở kháng được chỉ ra trong tiêu chuẩn này được rút ra từ việc xem xét kỹ lưỡng các giá trị thực nghiệm nhận được từ các phép đo tiến hành chủ yếu trên động vật sống.
Điều 5 chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của dòng điện ở tần số phổ biến nhất là 50 Hz hoặc 60 Hz trong các hệ thống lắp đặt điện. Các giá trị đưa ra được coi là có thể áp dụng cho dải tần từ 15 Hz đến 100 Hz, giá trị ngưỡng ở các giới hạn của dải này cao hơn giá trị ngưỡng ở 50 Hz hoặc 60 Hz.
Điều này được xem xét chủ yếu về rủi ro rung tâm thất là nguyên nhân chính gây tai nạn tử vong trong dải tần số này.
Ảnh hưởng của dòng điện chạy qua cơ thể gia súc (Hình từ Internet)
Điện trở ban đầu của cơ thể gia súc khi bị ảnh hưởng của dòng điện chạy qua?
Điện trở ban đầu của cơ thể gia súc theo tiểu mục 2.5 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-3:2013 (IEC/TR 60479-3:1998) cụ thể:
Điện trở ban đầu của cơ thể (Ro):
Tại thời điểm xảy ra điện áp tiếp xúc, các điện dung của cơ thể chưa được tích điện. Do đó, trở kháng da Zp là không đáng kể. Kết quả là điện trở ban đầu Ro xấp xỉ bằng trở kháng trong của cơ thể Zi cộng với điện trở móng guốc, nếu có). Ro phụ thuộc chủ yếu vào tuyến dòng điện và ít phụ thuộc hơn vào diện tích bề mặt tiếp xúc.
Điện trở ban đầu Ro giới hạn dòng điện đỉnh của các xung ngắn (ví dụ điện giật do bộ điều khiển hàng rào điện).
Giá trị trở kháng tổng của cơ thể gia súc khi bị ảnh hưởng của dòng điện chạy qua được quy định như thế nào?
Giá trị trở kháng tổng của cơ thể gia súc khi bị ảnh hưởng của dòng điện chạy qua được quy định ở Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-3:2013 (IEC/TR 60479-3:1998) cụ thể:
Giá trị trở kháng tổng của cơ thể (ZT)
Các giá trị trở kháng tổng của cơ thể cho trong Bảng 2 là có nghĩa đối với dòng điện hình sin tần số 50/60 Hz cho động vật sống và cho tuyến dòng điện từ mũi đến cả bốn chân, và từ hai chân trước đến hai chân sau, đối với bò ở tình trạng khô khi đứng trên sàn dẫn.
CHÚ THÍCH: Đối với các động vật khác, các giá trị trở kháng tổng của cơ thể hiện chưa được biết
Các giá trị đã được đo với điện áp khác nhau và được coi là áp dụng được đối với các điện áp tiếp xúc lên tới 230 V. Tại điện áp thấp hơn 100 V các giá trị cho trong bảng có thể được coi là dự phòng an toàn bổ sung.
Bảng 2 - Trở kháng tổng của cơ thể ZT ở dòng điện xoay chiều tần số 50/60 Hz của bò đối với các điện áp tiếp xúc tới 230 V
Sơ đồ trở kháng tổng của cơ thể bò được suy ra từ các giá trị của Bảng 1 và Bảng 2 đối với cấp tỷ lệ 5 % của tập hợp được nêu ở Hình 3.
Điện trở R1: mũi-thân
Điện trở R2 = R’2 + R4: thân-chân trước có móng guốc
Điện trở R3 = R’3 + R4: thân-chân sau có móng guốc
Điện trở R’2: thân-chân trước không có móng guốc
Điện trở R’3: thân-chân sau không có móng guốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?