Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa được bán theo phương thức trả góp, trả chậm được xác định thế nào?
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa được bán theo phương thức trả góp, trả chậm được xác định thế nào?
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa được bán theo phương thức trả góp, trả chậm có bao gồm khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng không?
- Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là ai?
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa được bán theo phương thức trả góp, trả chậm được xác định thế nào?
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa được bán theo phương thức trả góp, trả chậm được quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
...
6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
7. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
8. Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB trong trường hợp này là giá bán chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau:
...
Như vậy, theo quy định, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa được bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa được bán theo phương thức trả góp, trả chậm được xác định thế nào? (Hình từ Internet)
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa được bán theo phương thức trả góp, trả chậm có bao gồm khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng không?
Khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng được quy định tại khoản 10 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
...
10. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng. Riêng đối với mặt hàng thuốc lá giá tính thuế TTĐB bao gồm cả khoản đóng góp bắt buộc và kinh phí hỗ trợ quy định tại Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có phát sinh doanh thu, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với hàng hóa nhập khẩu: việc quy đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp.
...
Như vậy, theo quy định trên thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa được bán theo phương thức trả góp, trả chậm bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng.
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có phát sinh doanh thu, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Lưu ý: Riêng đối với mặt hàng thuốc lá giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm cả khoản đóng góp bắt buộc và kinh phí hỗ trợ quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 195/2015/TT-BTC thì người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Hợp tác xã 2012.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020;
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?