Giá nước sạch có phải được tính đúng và đầy đủ hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giá nước sạch và phạm vi quyết định ra sao?
Giá nước sạch có phải được tính đúng và đầy đủ hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 117/2007/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 124/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc tính giá nước
1. Giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch (bao gồm cả chi phí duy trì đấu nối) nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.
2. Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán nước trong khung giá, biểu giá nước do Nhà nước quy định.
3. Giá nước sạch phải bảo đảm để các đơn vị cấp nước duy trì, phát triển, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần tiết kiệm sử dụng nước có xét đến hỗ trợ người nghèo.
4. Giá nước sạch được xác định phù hợp với đặc điểm nguồn nước, điều kiện sản xuất nước của từng vùng, từng địa phương, từng khu vực.
5. Giá nước sạch được xác định không phân biệt đối tượng sử dụng là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài.
6. Thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng có mục đích sử dụng nước khác nhau, giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc bù chéo giữa giá nước sinh hoạt và giá nước cho các mục đích sử dụng khác góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các đơn vị cấp nước.
7. Chính quyền địa phương các cấp, tổ chức, cá nhân hoạt động cấp nước phải xây dựng chương trình chống thất thoát thất thu nước, có cơ chế khoán, thưởng đồng thời quy định hạn mức thất thoát thất thu tối đa được phép đưa vào giá thành nhằm khuyến khích các đơn vị cấp nước hoạt động có hiệu quả.
8. Trường hợp giá nước sạch được quyết định thấp hơn phương án giá nước sạch đã được tính đúng, tính đủ theo quy định thì hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, cấp bù từ ngân sách địa phương để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước.
9. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch.
Theo đó, giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch (bao gồm cả chi phí duy trì đấu nối) nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.
Như vậy, giá nước sạch phải được tính đúng tính đủ.
Giá nước sạch
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giá nước sạch và phạm vi quyết định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 117/2007/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định giá nước
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành khung giá nước sạch sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án giá nước và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn do mình quản lý, phù hợp với khung giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
3. Đơn vị cấp nước tự quyết định giá nước sạch cho các mục đích sử dụng khác bảo đảm phù hợp với phương án giá nước đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
4. Giá nước sạch bán buôn do đơn vị cấp nước bán buôn và đơn vị cấp nước bán lẻ tự thoả thuận, trong trường hợp không thống nhất được thì một trong hai bên (hoặc cả hai bên) có quyền yêu cầu tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành khung giá nước sạch sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc.
Cơ quan nào được giao thẩm quyền ban hành biểu giá nước sạch tại các địa phương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 44/2021/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, tiêu thụ nước sạch; biến động của các yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch và kiến nghị của các địa phương, đơn vị cấp nước trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung khung giá nước sạch, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch cho phù hợp.
Giao Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này; tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, việc thực hiện các quy định pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt phương án giá nước sạch và ban hành biểu giá nước sạch tại các địa phương.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tổ chức, triển khai thực hiện Thông tư này.
b) Căn cứ khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá quy định tại Thông tư này, điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, thu nhập của người dân và thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch của các đơn vị cấp nước trên địa bàn trong từng thời kỳ quyết định giá bán buôn, bán lẻ nước sạch sinh hoạt; Lựa chọn quyết định về lộ trình điều chỉnh giá nước sạch tối đa 05 năm; Xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ về giá nước sạch theo thẩm quyền hoặc trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ về giá nước sạch phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương, Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đảm bảo người dân trên địa bàn, đặc biệt là các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định và người dân tại khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận với nước sạch.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao; chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành thẩm định phương án giá nước sạch do các đơn vị cấp nước gửi; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra thực hiện quyết định giá nước sạch, thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình tại địa phương; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh.
...
Theo đó, Giao Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này; tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, việc thực hiện các quy định pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt phương án giá nước sạch và ban hành biểu giá nước sạch tại các địa phương.
Như vậy, Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) được giao thẩm quyền ban hành biểu giá nước sạch tại các địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?