Giá khởi điểm chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ có được thấp hơn giá trị lô cổ phần cộng với giá trị khoản nợ phải thu không?
- Giá trị chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp mua bán nợ thì xây dưng phương án chuyển nhượng như thế nào?
- Giá khởi điểm chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ có được thấp hơn giá trị lô cổ phần cộng với giá trị khoản nợ phải thu không?
- Doanh nghiệp mua bán nợ có được tự mình tổ chức bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu không?
Giá trị chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp mua bán nợ thì xây dưng phương án chuyển nhượng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện và thẩm quyền quyết định chuyển nhượng
...
2. Tại thời điểm xây dựng phương án chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu, trường hợp giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp mua bán nợ và đã được trích lập dự phòng (cả phần vốn góp và phần nợ phải thu) thì việc quyết định phương án chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu thực hiện như sau:
a) Nếu khoản dự phòng đã trích lập bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa giá trị dự kiến thu được số với giá trị ghi trên sổ sách kế toán, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu;
b) Nếu khoản dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư ghi trên sổ kế toán với giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nguyên nhân phát sinh khoản chênh lệch để cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý vốn đầu tư ra ngoài (nếu có) và quyết định phương án chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu.
...
Theo đó, giá trị chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp mua bán nợ thì xây dựng phương án chuyển nhượng như sau:
- Nếu khoản dự phòng đã trích lập bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa giá trị dự kiến thu được số với giá trị ghi trên sổ sách kế toán, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu;
- Nếu khoản dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư ghi trên sổ kế toán với giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nguyên nhân phát sinh khoản chênh lệch để cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý vốn đầu tư ra ngoài (nếu có) và quyết định phương án chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu.
Chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu (Hình từ Internet)
Giá khởi điểm chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ có được thấp hơn giá trị lô cổ phần cộng với giá trị khoản nợ phải thu không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:
Giá khởi điểm
1. Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc Tổng Giám đốc/Giám đốc theo phân cấp) của doanh nghiệp mua bán nợ quyết định giá khởi điểm chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu nhưng không thấp hơn giá trị lô cổ phần cộng với giá trị khoản nợ phải thu theo nguyên tắc sau:
a) Giá trị lô cổ phần để xác định giá khởi điểm lô cổ phần kèm nợ phải thu không thấp hơn giá trị của một cổ phần nhân (x) với số lượng cổ phần chào bán theo lô và theo nguyên tắc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, khoản 12 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và khoản 15 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.
b) Giá trị khoản nợ phải thu để xác định giá khởi điểm lô cổ phần kèm nợ phải thu không thấp hơn giá trị xác định lại do tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện. Việc xác định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và pháp luật có liên quan.
2. Việc sử dụng một mức giá khởi điểm để thực hiện chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu theo các phương thức tại Thông tư này phải đảm bảo nguyên tắc thời gian tối đa không quá 06 tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực đến ngày công bố trúng giá chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu (đối với phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh) hoặc tính đến ngày ký hợp đồng chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu (theo phương thức thỏa thuận). Tổ chức có chức năng thẩm định giá được lựa chọn các phương pháp định giá thích hợp theo quy định của pháp luật giá và thẩm định giá để xác định giá khởi điểm; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định giá.
Như vậy, giá khởi điểm chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp mua bán nợ không thấp hơn giá trị lô cổ phần cộng với giá trị khoản nợ phải thu theo nguyên tắc sau:
- Giá trị lô cổ phần để xác định giá khởi điểm lô cổ phần kèm nợ phải thu không thấp hơn giá trị của một cổ phần nhân (x) với số lượng cổ phần chào bán theo lô và theo nguyên tắc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 12 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP và khoản 15 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP.
- Giá trị khoản nợ phải thu để xác định giá khởi điểm lô cổ phần kèm nợ phải thu không thấp hơn giá trị xác định lại do tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện. Việc xác định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp mua bán nợ có được tự mình tổ chức bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định như sau:
Tổ chức thực hiện đấu giá
1. Doanh nghiệp mua bán nợ ký hợp đồng thuê tổ chức đấu giá để tổ chức bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu.
2. Trường hợp thành lập Hội đồng bán đấu giá (nếu có), tổ chức đấu giá ban hành quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá. Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá là đại diện của doanh nghiệp mua bán nợ hoặc người được ủy quyền.
3. Căn cứ Quy chế mẫu ban hành kèm Phụ lục 2 Thông tư này, Tổ chức đấu giá ban hành Quy chế bán đấu giá cả lô cổ phần kèm nợ phải thu sau khi thống nhất với doanh nghiệp mua bán nợ.
Theo đó, doanh nghiệp mua bán nợ không thể tự mình tổ chức bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu mà phải ký hợp đồng thuê tổ chức đấu giá để thực hiện việc này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?