Giá khi thực hiện niêm yết giá hàng hóa có bao gồm các loại thuế, phí của hàng hóa, dịch vụ đó hay không?
Giá khi thực hiện niêm yết giá hàng hóa có bao gồm các loại thuế, phí của hàng hóa, dịch vụ đó hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP có quy định về cách thức niêm yết giá như sau:
"Điều 18. Cách thức niêm yết giá
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.
2. Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.
3. Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó."
Như vậy, giá niêm yết là giá hàng hóa đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí nếu có đi kèm với hàng hóa đó.
Giá khi thực hiện niêm yết giá hàng hóa có bao gồm các loại thuế, phí của hàng hóa, dịch vụ đó hay không? (Hình từ Internet)
Có thể niêm yết giá hàng hóa tại các hội chợ trưng bày hàng hóa đó hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP có quy định về địa điểm niêm yết giá như sau:
"Điều 17. Địa điểm thực hiện niêm yết giá
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).
2. Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Các địa điểm khác theo quy định của pháp luật."
Theo quy định trên, một trong những địa điểm thực hiện niêm yết giá hàng hóa là hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trường hợp bạn nêu là hội chợ chỉ có chức năng trưng bày hàng hóa thì có thể không được phép niêm yết giá hàng hóa được trưng bày.
Doanh nghiệp bán hàng hóa giảm giá có cần phải niêm yết giá công khai hay không?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Giá 2012 có quy định quyền của tổ chức sản xuất, kinh doanh như sau:
"Điều 11. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
[...]
6. Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu, đồng thời phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau:
a) Hàng tươi sống;
b) Hàng hóa tồn kho;
c) Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;
d) Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
e) Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước."
Như vậy, trong trường hợp công ty bạn muốn hạ giá bán hàng hóa thì cần đảm bảo không vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu đối với những hàng hóa nêu trên.
Đồng thời, công ty bạn cần niêm yết giá công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới và thời gian hạ giá cụ thể để người tiêu dùng có thể nắm bắt thông tin.
Bên cạnh đó, Điều 13 Luật Giá 2012 có quy định về quyền của người tiêu dùng như sau:
"Điều 13. Quyền của người tiêu dùng
1. Lựa chọn, thỏa thuận và góp ý về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ đã mua không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, cam kết.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Từ quy định trên có thể thấy người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ được mua theo giá niêm yết nhưng không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá hoặc nội dung khác.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể đối với trường hợp niêm yết giá hàng hóa thông qua những quy định về giá niêm yết, địa điểm niêm yết giá và trách nhiệm khi tiến hành niêm yết giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?