Gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt là gì? Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở gì?
Gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt là gì?
Khái niệm "Gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt" được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 37/2024/TT-NHNN cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên cho vay đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
2. Bên nhận chuyển giao bắt buộc là bên nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Mục 4 Chương X của Luật Các tổ chức tín dụng hoặc bên nhận chuyển giao theo quy định tại khoản 39 Điều 4 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
3. Bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác.
4. Gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt là việc bên cho vay chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian vượt quá thời hạn cho vay đặc biệt đã thỏa thuận hoặc đã được quy định tại Quyết định cho vay đặc biệt.
5. Hướng dẫn chi trả tiền gửi là văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành hoặc phê duyệt trong quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong đó có nội dung về việc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả tiền gửi cho người gửi tiền từ tiền vay đặc biệt.
6. Khoản lãi phải thu là quyền đòi nợ của tổ chức tín dụng đối với số dư nợ lãi phát sinh từ hợp đồng, thỏa thuận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (không bao gồm khách hàng là tổ chức tín dụng).
7. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bên vay đặc biệt đặt trụ sở chính.
8. Phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 là phương án quy định tại khoản 38 Điều 4 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 (sau đây gọi là Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010).
...
Theo đó, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt là việc bên cho vay chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian vượt quá thời hạn cho vay đặc biệt đã thỏa thuận hoặc đã được quy định tại Quyết định cho vay đặc biệt.
Gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt là gì? Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở gì? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở gì?
Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 37/2024/TT-NHNN như sau:
Thời hạn cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thời hạn cho vay đặc biệt, bảo đảm dưới 12 tháng.
2. Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt hoặc phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay tại phương án cơ cấu lại đang trình Ngân hàng Nhà nước (nếu có); thời gian gia hạn mỗi lần dưới 12 tháng.
Theo đó, ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt hoặc phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay tại phương án cơ cấu lại đang trình Ngân hàng Nhà nước (nếu có); thời gian gia hạn mỗi lần dưới 12 tháng.
Lưu ý:
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thời hạn cho vay đặc biệt, bảo đảm dưới 12 tháng.
Lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt được xác định như thế nào?
Lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt được quy định tại Điều 12 Thông tư 37/2024/TT-NHNN cụ thể như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (sau đây gọi là lãi suất cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước) tại ngày giải ngân cho vay đặc biệt, ngày bắt đầu gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt.
2. Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn gần nhất của khoản cho vay đặc biệt.
3. Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.
Theo đó, lãi suất cho vay đặc biệt được xác định bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá tại ngày giải ngân cho vay đặc biệt, ngày bắt đầu gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt.
Lưu ý:
- Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn gần nhất của khoản cho vay đặc biệt.
- Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án ngày 6 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển tuần 2?
- Phiếu biểu quyết đánh giá xếp loại đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới nhất? Hướng dẫn sử dụng phiếu?
- Hướng dẫn sale sập sàn ngày Quốc tế độc thân 11 11 chuẩn Nghị định 81? Trường hợp nào không phải thông báo khuyến mại?
- Tải về file word mẫu thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại? Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu thông báo?
- Mẫu phiếu giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức là mẫu nào? Tải về Mẫu phiếu giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức?