Gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ sẽ được người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh giá mức độ phù hợp dựa trên những cơ sở nào?
- Việc xác minh và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có nằm trong quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em không?
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh giá mức độ phù hợp của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ em dựa trên những cơ sở nào?
- Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em được quy định như thế nào?
Việc xác minh và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có nằm trong quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em không?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về Quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em cụ thể như sau:
Quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em
1. Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin.
2. Đánh giá tình trạng và xác định nhu cầu cần hỗ trợ đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
3. Xác định trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
4. Tiếp nhận thông tin các cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
5. Xác minh và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
6. Xác định cá nhân, gia đình đủ điều kiện được nhận chăm sóc thay thế.
7. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
8. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế.
9. Theo dõi và đánh giá tình trạng trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Như vậy, việc xác minh và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế nằm trong quy trình chăm sóc thay thế cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh giá mức độ phù hợp của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ em dựa trên những cơ sở nào?
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh giá mức độ phù hợp của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ em dựa trên những cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về xác định và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cụ thể như sau:
Xác định và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế
1. Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định số 56/2017/NĐ- CP về việc xác định và lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã còn có trách nhiệm sau:
a) Xác định điều kiện của cá nhân, gia đình có nhu cầu nhận chăm sóc thay thế;
b) Đánh giá mức độ phù hợp của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ em dựa trên các thông tin của cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế, các yêu cầu của cá nhân, gia đình đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;
c) Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: xem xét, phê duyệt danh sách cá nhân, gia đình đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em trên cơ sở báo cáo của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
Như vậy, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm đánh giá mức độ phù hợp của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ em dựa trên các thông tin của cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế, các yêu cầu của cá nhân, gia đình đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em được quy định như thế nào?
Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em theo quy định tại Điều 8 Luật Trẻ em 2016 như sau:
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em.
- Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em.
- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền của trẻ em.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, người giám hộ và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp tác quốc tế về thực hiện quyền trẻ em.
Tóm lại, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm đánh giá mức độ phù hợp của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ em dựa trên các thông tin của cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế, các yêu cầu của cá nhân, gia đình đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?