Giá dịch vụ phát điện đối với nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện như thế nào?
Giá dịch vụ phát điện đối với nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 51 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Giá dịch vụ về điện
1. Giá dịch vụ phát điện được quy định như sau:
a) Giá hợp đồng mua bán điện bao gồm: thành phần giá cố định được xác định bình quân theo đời sống kinh tế dự án; thành phần giá vận hành và bảo dưỡng và thành phần giá biến đổi;
b) Giá hợp đồng mua bán điện tại năm cơ sở do các đơn vị điện lực thỏa thuận tại hợp đồng mua bán điện. Bên bán điện và bên mua điện có quyền ký kết hợp đồng mua bán điện với giá cố định từng năm hợp đồng mua bán điện trên cơ sở bảo đảm giá cố định không thay đổi;
c) Trường hợp chưa thỏa thuận được giá hợp đồng mua bán điện, bên bán điện và bên mua điện có quyền thỏa thuận mức giá tạm thời để áp dụng cho đến khi thỏa thuận được mức giá chính thức;
d) Trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà máy điện, giá hợp đồng mua bán điện được bên bán điện và bên mua điện xác định quy định tại các điểm a, b và c khoản này và khoản 2 Điều 19 của Luật này;
đ) Giá dịch vụ phát điện đối với nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện quy định tại Điều 16 của Luật này;
e) Nhà máy điện năng lượng tái tạo nhỏ áp dụng cơ chế biểu giá chi phí tránh được;
g) Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện quy định tại khoản này.
...
Như vậy, nếu giá dịch vụ phát điện đối với nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì thực hiện theo quy định, cụ thể như sau:
Hồ sơ hợp đồng dự án nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) bao gồm các tài liệu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các tài liệu sau đây:
(1) Hợp đồng mua bán điện là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên mua điện với bên bán điện là doanh nghiệp dự án;
(2) Hợp đồng thuê đất là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho thuê đất nơi có dự án với doanh nghiệp dự án (nếu có); quyết định giao khu vực biển (nếu có);
(3) Hợp đồng cung cấp nhiên liệu trong nước là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cung cấp nhiên liệu trong nước với doanh nghiệp dự án (nếu có);
(4) Hợp đồng chia sẻ cơ sở hạ tầng dùng chung là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng dùng chung với doanh nghiệp dự án (nếu có).
Giá dịch vụ phát điện đối với nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ điều chỉnh giá dịch vụ phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện
1. Căn cứ lập giá điện bao gồm:
a) Chính sách giá điện;
b) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
c) Quan hệ cung cầu về điện;
d) Chi phí sản xuất, kinh doanh điện hợp lý và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực;
đ) Cấp độ thị trường điện cạnh tranh;
e) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hằng năm của đơn vị điện lực.
2. Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được quy định như sau:
a) Giá bán lẻ điện được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh;
b) Khi thị trường bán lẻ điện vận hành, giá bán lẻ điện thực hiện theo cơ chế thị trường;
c) Chính phủ quy định chi tiết điểm a khoản này.
3. Đơn vị điện lực có trách nhiệm lập, công bố công khai chi phí sản xuất, kinh doanh điện hằng năm. Hình thức và nội dung công khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ điều chỉnh giá dịch vụ phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký bao gồm:
a) Thay đổi về chính sách, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp của bên bán điện hoặc bên mua điện;
b) Thực hiện yêu cầu rà soát, điều chỉnh giá dịch vụ phát điện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Bên bán điện được giao đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các hạng mục (ngoài phạm vi quản lý đầu tư của đơn vị phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký) để thực hiện quy hoạch hoặc để thực hiện yêu cầu mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
d) Tối ưu hóa quy trình quản lý, sản xuất, thay đổi công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất điện.
Như vậy, căn cứ điều chỉnh giá dịch vụ phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký bao gồm:
- Thay đổi về chính sách, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp của bên bán điện hoặc bên mua điện;
- Thực hiện yêu cầu rà soát, điều chỉnh giá dịch vụ phát điện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bên bán điện được giao đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các hạng mục (ngoài phạm vi quản lý đầu tư của đơn vị phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký) để thực hiện quy hoạch hoặc để thực hiện yêu cầu mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
- Tối ưu hóa quy trình quản lý, sản xuất, thay đổi công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất điện.
Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng, trình, phê duyệt, quyết định giá điện?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 50 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền xây dựng, trình, phê duyệt, quyết định giá điện được quy định như sau:
- Chính phủ quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân;
- Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân;
- Bộ Công Thương xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 50 Luật Điện lực 2024; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia, phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh; lộ trình giảm bù chéo giá điện quy định tại khoản 12 Điều 5 của Luật Điện lực 2024; lộ trình cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, bao gồm giá bán lẻ điện có nhiều thành phần mà trong đó có tối thiểu 02 thành phần như giá công suất, giá điện năng, giá cố định, giá biến đổi hoặc thành phần giá khác (nếu có) được áp dụng cho các nhóm khách hàng khi điều kiện kỹ thuật cho phép; cơ chế giá điện phù hợp cho các nhóm khách hàng sử dụng điện quy định tại khoản 12 Điều 5 của Luật Điện lực 2024;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá bán buôn điện; phương pháp lập và trình tự, thủ tục phê duyệt khung giá bán buôn điện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tốc thiết kế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu? Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Tử vi 12 con giáp ngày 1 4 2025 chi tiết? Tử vi hôm nay ngày 1 4 2025? Tử vi hôm nay 12 con giáp 1 4 2025?
- Người thuê nhà lưu trú công nhân có phải bàn giao lại nhà cho bên cho thuê sau khi hết hợp đồng lao động không?
- Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp tại Sở Y tế?
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?