Giá dịch vụ bán buôn là gì? Thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán buôn có cần phải lập thành văn bản không?
Giá dịch vụ bán buôn là gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 56 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Giá dịch vụ viễn thông
1. Giá dịch vụ viễn thông gồm giá dịch vụ viễn thông áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông và giá dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông.
2. Giá dịch vụ viễn thông áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông là giá mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán cho doanh nghiệp viễn thông khi sử dụng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp.
3. Giá dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông bao gồm:
a) Giá dịch vụ bán buôn là giá thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông hoặc thuê mạng viễn thông của doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ viễn thông;
b) Giá dịch vụ kết nối viễn thông là giá thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối dịch vụ viễn thông.
Theo đó, giá dịch vụ bán buôn là giá thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông hoặc thuê mạng viễn thông của doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ viễn thông.
Giá dịch vụ bán buôn là gì? Thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán buôn có cần phải lập thành văn bản không? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán buôn có cần phải lập thành văn bản không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2024/TT-BTTTT quy định như sau:
Nội dung Thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán buôn
1. Thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán buôn phải:
a) Được lập thành văn bản bao gồm đầy đủ nội dung về giá, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và điều kiện, điều khoản cung cấp dịch vụ khác mà doanh nghiệp bán buôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ bán buôn cho bất kỳ doanh nghiệp mua buôn có nhu cầu thỏa thuận.
b) Được viết rõ ràng, nhất quán và cụ thể theo đúng tên gọi của dịch vụ tương ứng để đảm bảo doanh nghiệp mua buôn chỉ mua các dịch vụ bán buôn thuộc Danh mục thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý mà họ muốn mua.
2. Thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán buôn bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu, nguyên tắc cung cấp dịch vụ;
b) Quy trình, thủ tục cung cấp dịch vụ;
c) Mô tả các dịch vụ sẽ được cung cấp, bao gồm các đặc tính kỹ thuật (gồm thông tin về cấu hình mạng khi cần thiết để sử dụng hiệu quả quyền truy cập mạng);
d) Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bao gồm tối thiểu các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ đã thực hiện công bố chất lượng dịch vụ;
đ) Yêu cầu về vận hành và kỹ thuật mà doanh nghiệp mua buôn phải tuân thủ để đảm bảo tránh gây tổn hại cho mạng của doanh nghiệp bán buôn;
e) Nội dung về kết nối viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (trong trường hợp thuê mạng);
g) Điều khoản về giá và thủ tục đối soát, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
h) Hình thức thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
i) Quy trình thực hiện khi có thay đổi (bổ sung, cắt giảm) dịch vụ;
k) Giải pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng, an ninh thông tin;
l) Quy định về bảo mật thông tin và quyền riêng tư của dữ liệu được sử dụng trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ;
m) Quyền và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp mua buôn/bán buôn (nếu có);
n) Quy định về quyền chấm dứt Thỏa thuận, đền bù thiệt hại trong trường hợp một trong hai bên doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết trong Thỏa thuận;
...
Như vậy, thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán buôn cần phải được lập thành văn bản bao gồm đầy đủ nội dung về giá, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và điều kiện, điều khoản cung cấp dịch vụ khác mà doanh nghiệp bán buôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ bán buôn cho bất kỳ doanh nghiệp mua buôn có nhu cầu thỏa thuận.
Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì trong việc quản lý giá dịch vụ viễn thông?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 59 Luật Viễn thông 2023 quy định về doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Quyết định giá dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp, trừ dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;
- Trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án giá dịch vụ viễn thông do Nhà nước định giá;
- Thực hiện phương pháp định giá dịch vụ viễn thông và các quy định quản lý giá dịch vụ viễn thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Hạch toán chi phí, xác định giá thành dịch vụ viễn thông theo đúng quy định;
- Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá dịch vụ viễn thông;
- Thực hiện kê khai, niêm yết giá dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về giá;
- Không được áp đặt, tăng hoặc hạ giá dịch vụ viễn thông gây mất ổn định thị trường, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?