Giá đàm phán mong muốn trong phương án đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm là gì?
- Giá đàm phán mong muốn trong phương án đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm là gì?
- Khi thực hiện đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm nếu nhà thầu đề xuất giá cao hơn giá đàm phán mong muốn thì xử lý như thế nào?
- Tổ liên ngành đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm gồm những thành phần nào?
Giá đàm phán mong muốn trong phương án đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BYT về phương án đàm phán giá trong quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá:
Phương án đàm phán giá
...
3. Phương án đàm phán giá bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thời gian dự kiến tiến hành đàm phán giá;
b) Thông tin tóm tắt của thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá;
c) Giá đàm phán mong muốn là giá được sử dụng để đàm phán và không phải giá bắt buộc phải đạt được khi tiến hành đàm phán giá, gồm một trong hai trường hợp sau đây:
- Mức giá mong muốn đạt được trong đàm phán giá;
- Khoảng giá bao gồm nhiều mức giá mong muốn đạt được trong đàm phán giá;
d) Các yếu tố khác liên quan đến phương án đàm phán giá.
Như vậy, giá đàm phán mong muốn trong phương án đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm là giá được sử dụng để đàm phán và không phải giá bắt buộc phải đạt được khi tiến hành đàm phán giá, gồm một trong hai trường hợp sau đây:
- Mức giá mong muốn đạt được trong đàm phán giá;
- Khoảng giá bao gồm nhiều mức giá mong muốn đạt được trong đàm phán giá.
Giá đàm phán mong muốn trong phương án đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm là gì? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm nếu nhà thầu đề xuất giá cao hơn giá đàm phán mong muốn thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư 05/2024/TT-BYT về thực hiện đàm phán giá trong quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá:
Theo đó, khi thực hiện đàm phán giá, trường hợp nhà thầu đề xuất giá cao hơn giá đàm phán mong muốn, Tổ liên ngành đề nghị Đơn vị đàm phán giá thực hiện việc xin ý kiến về khả năng thay thế của thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đàm phán giá bảo đảm nguyên tắc tổng số lượng nhu cầu của các đơn vị được xin ý kiến phải chiếm tối thiểu 50% tổng số lượng nhu cầu đề xuất:
(1) Trường hợp có từ 70% trở lên các cơ sở y tế được tham khảo có ý kiến thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm cần thiết cho nhu cầu điều trị và không thể thay thế thì Tổ liên ngành thống nhất mức giá đề xuất của nhà thầu và kết thúc đàm phán giá;
(2) Trường hợp có dưới 70% các cơ sở y tế được tham khảo có ý kiến thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm cần thiết cho nhu cầu điều trị và không thể thay thế thì Tổ liên ngành kết thúc đàm phán giá.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 05/2024/TT-BYT thì:
Việc đàm phán giá được thực hiện theo một trong các hình thức: trực tiếp hoặc thông qua văn bản hoặc phối hợp hình thức trực tiếp và thông qua văn bản.
Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổ liên ngành quyết định lựa chọn hình thức đàm phán trực tiếp hoặc thông qua văn bản hoặc phối hợp hình thức trực tiếp và thông qua văn bản.
- Đối với trường hợp áp dụng đàm phán giá trực tiếp, Đơn vị đàm phán giá là đầu mối tổ chức các cuộc họp đàm phán giá giữa Tổ liên ngành và nhà thầu; có trách nhiệm gửi thư mời đàm phán giá kèm theo mức giá mong muốn quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
- Đối với trường hợp đàm phán giá thông qua văn bản, Đơn vị đàm phán giá là đầu mối dự thảo và gửi văn bản thông báo đến nhà thầu về ý kiến của Tổ liên ngành trong quá trình đàm phán giá và tiếp nhận văn bản đàm phán giá của nhà thầu.
Lưu ý: Tổ liên ngành thực hiện đàm phán giá đối với mỗi mặt hàng đã được phê duyệt phương án đàm phán giá.
Tổ liên ngành đàm phán giá đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm gồm những thành phần nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BYT về Tổ liên ngành đàm phán giá trong quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá:
Tổ liên ngành đàm phán giá do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập (sau đây viết tắt là Tổ liên ngành), bao gồm các thành phần sau đây:
(i) Tổ trưởng: Thủ trưởng Đơn vị đàm phán giá;
(ii) 02 Phó tổ trưởng gồm: Lãnh đạo Đơn vị đàm phán giá và đại diện lãnh đạo cấp Vụ hoặc Ban của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
(iii) Thành viên Tổ liên ngành gồm:
- Đại diện của Bộ Tài chính;
- Đại diện các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan đến quản lý dược, thiết bị y tế, y tế dự phòng, dân số, đấu thầu và các đơn vị có liên quan khác của Bộ Y tế.
(iv) Thư ký Tổ liên ngành: Đại diện Đơn vị đàm phán giá;
(v) Trường hợp cần thiết, Tổ trưởng Tổ liên ngành có thể mời các chuyên gia tham gia quá trình đàm phán giá.
Nhiệm vụ của Tổ liên ngành: Thực hiện đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá theo đúng phương án đàm phán giá đã được phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?