Giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia được quy định như thế nào?
- Giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia được quy định như thế nào?
- Số dịch vụ nhắn tin trong Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia được quy định như thế nào?
- Cơ quan tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia có trách nhiệm như thế nào?
Giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia được quy định như thế nào?
Giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia được quy định tại Điều 1 Thông tư 10/2015/TT-BTTTT như sau:
Giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin
1. Giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia (Cổng 1400) là 218 đồng/bản tin nhắn.
2. Giá cước kết nối này không phân biệt giờ bình thường, giờ thấp điểm, giờ cao điểm và chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Như vậy, theo quy định trên thì giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia là 218 đồng/bản tin nhắn.
Giá cước kết nối này không phân biệt giờ bình thường, giờ thấp điểm, giờ cao điểm và chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (Hình từ Internet)
Số dịch vụ nhắn tin trong Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia được quy định như thế nào?
Số dịch vụ nhắn tin trong Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia được quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2015/TT-BTTTT như sau:
Số dịch vụ nhắn tin
1. Số dịch vụ nhắn tin từ số 1400 đến số 1409 trong Quy hoạch kho số viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định để cung cấp dịch vụ nhắn tin qua Cổng 1400 như sau:
a) Số 1400 được sử dụng cho mục đích tiếp nhận các bản tin nhắn động viên, chia sẻ, thăm hỏi;
b) Số 1401 được sử dụng cho các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cho từng đợt vận động ủng hộ;
c) Các số từ 1402 đến 1409 được sử dụng để gửi các bản tin nhắn ủng hộ qua Cổng 1400. Mỗi số dịch vụ nhắn tin ứng với một giá trị tính bằng Việt Nam Đồng, do cơ quan tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400 sau khi thống nhất với Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (sau đây gọi tắt là Tổng Công ty VTC) quyết định theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
2. Mỗi đợt vận động ủng hộ qua Cổng 1400 chỉ được sử dụng 01 (một) số dịch vụ nhắn tin. Không sử dụng 01 (một) số dịch vụ nhắn tin để thực hiện cùng lúc nhiều đợt vận động ủng hộ khác nhau.
Như vậy, theo quy định trên thì số dịch vụ nhắn tin từ số 1400 đến số 1409 trong Quy hoạch kho số viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định để cung cấp dịch vụ nhắn tin qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia như sau:
- Số 1400 được sử dụng cho mục đích tiếp nhận các bản tin nhắn động viên, chia sẻ, thăm hỏi;
- Số 1401 được sử dụng cho các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cho từng đợt vận động ủng hộ;
- Các số từ 1402 đến 1409 được sử dụng để gửi các bản tin nhắn ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia . Mỗi số dịch vụ nhắn tin ứng với một giá trị tính bằng Việt Nam Đồng, do cơ quan tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia sau khi thống nhất với Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (sau đây gọi tắt là Tổng Công ty VTC) quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
Cơ quan tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia có trách nhiệm như thế nào?
Cơ quan tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia có trách nhiệm được quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BTTTT như sau:
Trách nhiệm của các bên
…
4. Cơ quan tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400 có trách nhiệm:
a) Chủ trì tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400 theo đúng mục đích, yêu cầu, phạm vi được pháp luật cho phép;
b) Thực hiện việc đăng ký tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400 theo quy định;
c) Chủ trì tổ chức truyền thông về đợt vận động ủng hộ để cung cấp cho người dân thông tin về mục đích, ý nghĩa, thời gian của đợt vận động ủng hộ, nội dung (cú pháp) tin nhắn ủng hộ, giá trị ủng hộ của tin nhắn v.v.;
d) Chuyển kịp thời, đầy đủ, chính xác số tiền ủng hộ thu được của đợt vận động ủng hộ qua Cổng 1400 đến các đối tượng được thụ hưởng theo quy định;
đ) Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động ủng hộ qua Cổng 1400 theo yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia có trách nhiệm như sau:
- Chủ trì tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia theo đúng mục đích, yêu cầu, phạm vi được pháp luật cho phép;
- Thực hiện việc đăng ký tổ chức hoạt động ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia theo quy định;
- Chủ trì tổ chức truyền thông về đợt vận động ủng hộ để cung cấp cho người dân thông tin về mục đích, ý nghĩa, thời gian của đợt vận động ủng hộ, nội dung (cú pháp) tin nhắn ủng hộ, giá trị ủng hộ của tin nhắn v.v.;
- Chuyển kịp thời, đầy đủ, chính xác số tiền ủng hộ thu được của đợt vận động ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia đến các đối tượng được thụ hưởng theo quy định;
- Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động ủng hộ qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia theo yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạch toán tăng giảm tài sản cố định theo quy định nào? Mẫu File excel quản lý tăng giảm tài sản cố định dành cho doanh nghiệp?
- Gợi ý trách nhiệm của tập thể cá nhân tại Báo cáo kiểm điểm tập thể? Cách viết trách nhiệm của tập thể cá nhân trong kiểm điểm?
- Đối tượng phải kiểm điểm cuối năm cấp ủy ở cơ sở bao gồm những ai? Đánh giá xếp loại cuối năm đối với cấp ủy ở cơ sở?
- Cách viết Biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu biên bản họp tổ đảng?
- Cách ghi hạn chế khuyết điểm trong Báo cáo kiểm điểm Chi ủy Chi bộ cuối năm? Tải về mẫu viết sẵn?