Giá cơ sở xăng dầu tăng cao: Sử dụng Quỹ bình ổn hay trình Thủ tướng giải quyết? Căn cứ để xác định giá cơ sở xăng dầu?
Giá cơ sở xăng dầu được xác định dựa trên những căn cứ nào?
Tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Nguyên liệu để sản xuất và pha chế xăng dầu bao gồm: Dầu thô, sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác.
7. Giá xăng dầu thế giới là giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế do Bộ Công Thương xác định và công bố.
8. Giá bán lẻ xăng dầu là giá bán tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
9. Giá cơ sở được xác định dựa trên các yếu tố hình thành giá tổng hợp từ các nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, nhập khẩu; làm căn cứ để cơ quan nhà nước xác định giá điều hành (giá cơ sở trừ (-) đi mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá), là căn cứ cho việc quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong nước (riêng dầu madút là giá bán buôn).
10. Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu; thương nhân phân phối xăng dầu; thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
...
Theo quy định trên thì giá cơ sở xăng đầu được xác định dựa trên các yếu tố hình thành giá tổng hợp từ các nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, nhập khẩu.
Giá cơ sở xăng dầu làcăn cứ để cơ quan nhà nước xác định giá điều hành (giá cơ sở trừ (-) đi mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá).
Bên cạnh đó, giá cơ sở cũng là căn cứ cho việc quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong nước (riêng dầu madút là giá bán buôn).
Giá cơ sở xăng dầu được Bộ Công Thương công khai tại đâu?
Việc công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu được quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) như sau:
Công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá công khai, minh bạch, đúng quy định tại Điều 38 Nghị định này.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về: Giá xăng dầu thế giới, giá cơ sở, giá điều hành các mặt hàng xăng dầu; thời điểm áp dụng và mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá tại các kỳ điều hành giá xăng dầu; các biện pháp khác (nếu có).
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng quý
3. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của thương nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về giá bán lẻ hiện hành; số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng tháng và trước mỗi lần điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước; điều chỉnh mức trích, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá; công bố báo cáo tài chính trong năm tài chính khi đã được kiểm toán.
Theo đó, giá cơ sở xăng dầu sẽ được Bộ Công Thương công bố trên trang thông tin điện tử của mình.
Giá cơ sở xăng dầu tăng cao: Sử dụng Quỹ bình ổn hay trình Thủ tướng giải quyết? Căn cứ để xác định giá cơ sở xăng dầu? (Hình từ Internet)
Giá cơ sở xăng dầu tăng cao: Sử dụng Quỹ bình ổn hay trình Thủ tướng giải quyết?
Quỹ bình ổn giá xăng dầu được quy định tại Điều 37 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) như sau:
Quỹ bình ổn giá xăng dầu
...
2. Trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá
a) Mức trích lập Quỹ bình ổn giá: là một yếu tố cấu thành giá cơ sở; là một khoản tiền cụ thể tính trên một lít, kg xăng, dầu thực tế tiêu thụ (đồng/lít, kg) theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.
Trường hợp tại thời điểm điều hành giá xăng dầu nếu số dư Quỹ bình ổn giá lớn, Bộ Công Thương xem xét có phương án điều chỉnh giảm hoặc tạm dừng trích lập Quỹ bình ổn giá.
b) Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá: là một khoản tiền cụ thể tính trên một lít, kg xăng, dầu thực tế tiêu thụ (đồng/lít, kg) theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, được xem xét điều hành linh hoạt trong các trường hợp giá cơ sở tăng cao hoặc việc tăng giá xăng, dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chỉ được chi sử dụng Quỹ bình ổn giá theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, không được sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho các mục đích khác.
c) Bộ Công Thương căn cứ tình hình thực tế, số dư Quỹ bình ổn giá, diễn biến giá cơ sở xăng dầu tại thời điểm điều hành giá xăng dầu để quyết định mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá sau khi thống nhất về chủ trương với Bộ Tài chính.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu
...
4. Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên mười phần trăm (> 10%) số với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về biện pháp điều hành cụ thể.
...
Theo đó, trường hợp giá cơ sở tăng cao hoặc việc tăng giá xăng, dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân thì Bộ Công Thương sẽ chi sử dụng Quỹ bình ổn giá.
Bộ Công Thương căn cứ tình hình thực tế, số dư Quỹ bình ổn giá, diễn biến giá cơ sở xăng dầu tại thời điểm điều hành giá xăng dầu để quyết định mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá sau khi thống nhất về chủ trương với Bộ Tài chính.
Tuy nhiên nếu giá cơ sở xăng dầu tăng trên mười phần trăm (> 10%) số với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về biện pháp điều hành cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?