Giả chữ ký trong di chúc thì có truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì có thể bị truy cứu với tội danh nào?
Giả chữ ký trong di chúc thì có được hưởng di sản thừa kế không?
Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hiện có các hình thức sau đây: Di chúc bằng văn bản, di chúc miệng. Cho nên việc giả chữ ký trong di chúc chỉ xảy ra trong trường hợp người để lại di sản thừa kế lập di chúc bằng văn bản và có hoặc không có người làm chứng, chứng thực hoặc công chứng di chúc.
Đồng thời, theo quy định Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền chỉ định cũng như truất quyền hưởng di sản của người thừa kế và phân phần di sản thừa kế cho từng người thừa kế... Vì vậy, ngoài các trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc thì tất cả các trường hợp khác đều hưởng di sản theo ý chí và nguyện vọng của người lập di chúc.
Người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cũng phải sáng suốt, minh mẫn, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép theo điểm a, khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
Đối với hành vi làm giả di chúc hay giả mạo chữ ký của người lập di chúc nhằm chiếm đoạt phần di sản mà mình không được hưởng trong di chúc là hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ không được quyền hưởng di sản theo quy định điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
...
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
...
Tuy nhiên, người này vẫn được hưởng di sản trong trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của người này nhưng họ vẫn cho hưởng di sản theo di chúc.
Giả chữ ký trong di chúc (Hình từ Internet)
Giả chữ ký trong di chúc bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Nếu dùng thủ đoạn gian dối trong đó có giả chữ ký của người để lại di chúc để chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt vi phạm hành chính theo điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
...
Như vậy, giả chữ ký trong di chúc là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, chứ đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người này sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện.
Nếu người vi phạm là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất.
Giả chữ ký trong di chúc thì có truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì có thể bị truy cứu với tội danh nào?
Giả chữ ký trong di chúc nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 dưới đây:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?