Giá Bitcoin là gì? Bitcoin có phải là tiền tệ không? Sử dụng Bitcoin để giao dịch thanh toán có bị đi tù?
Giá Bitcoin là gì? Bitcoin có phải là tiền tệ không?
Bitcoin là một loại tiền điện tử (tiền mã hóa) đầu tiên và lớn nhất trên thế giới. Nó được tạo ra từ công nghệ blockchain, một hệ thống sổ cái phân tán và được mã hóa.
Bitcoin hoạt động như một phương tiện thanh toán trực tuyến, cho phép người dùng giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Theo đó, giá Bitcoin được hiểu là số tiền mà người mua phải trả để sở hữu một đơn vị Bitcoin (BTC).
Tùy thuộc vào tình hình kinh tế mà giá Bitcoin luôn có sự biến động và được cập nhật liên tục trên các sàn giao dịch tiền điện tử trên toàn thế giới.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nêu:
Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.
Như vậy, ở Việt Nam thì Bitcoin không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp.
Việc phát hành, cung ứng và sử dụng Bitcoin làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
Giá Bitcoin là gì? Bitcoin có phải là tiền tệ không? (Hình từ Internet)
Sử dụng Bitcoin để giao dịch thanh toán có bị đi tù?
Như đã phân tích ở trên thì việc sử dụng Bitcoin để giao dịch thanh toán là hành vi bị cấm.
Dẫn chiếu đến Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định như sau:
Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;
h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;
k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.
2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp sử dụng Bitcoin để giao dịch thanh toán mà gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Nếu gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
- Nếu gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Sử dụng Bitcoin để giao dịch thanh toán nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Theo các quy định trên, trường hợp sử dụng Bitcoin để giao dịch thanh toán nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?