Ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa là vũ khí dự trữ nhà nước như thế nào? Thời gian lưu kho của vũ khí trong kho dự trữ nhà nước là bao lâu?

Cho tôi hỏi quy định về nhập và xuất hàng hóa là vũ khí dự trữ quốc gia trong kho của Bộ Công an như thế nào? Ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa là vũ khí dự trữ nhà nước như thế nào? Thời gian lưu kho của vũ khí trong kho dự trữ nhà nước là bao lâu?

Ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa là vũ khí dự trữ nhà nước như thế nào?

Về chố độ ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa dự trữ nhà nước là vũ khí thực hiện theo quy định tại tiểu mục 4.5 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA về dự trữ nhà nước đối với vũ khí - vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Bộ Công an quản lý do Bộ Công an ban hành như sau:

"4.5. Chế độ ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa
4.5.1. Lập thẻ kho
Mỗi lô hàng nhập kho phải được lập một thẻ kho, trong đó ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu S21-H ban hành kèm theo Thông tư số 213/2009/TT-BTC ngày 10/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho dự trữ nhà nước.
4.5.2. Sổ theo dõi công tác bảo quản
- Dùng ghi chép hàng ngày hoặc đột xuất về tình hình công tác bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thay đổi về số lượng, chất lượng. Sổ phải đóng dấu giáp lai, ghi đủ các nội dung theo mẫu, có đầy đủ các thành phần ký tên và đóng dấu của đơn vị;
- Thủ kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải ghi chép đầy đủ các thay đổi về chất lượng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, công việc bảo quản, các hư hỏng phát sinh và kết quả xử lý cho từng loại trong quá trình lưu kho;
- Định kỳ 03 tháng/lần, cán bộ theo dõi chuyên trách phải kiểm tra và ghi nhận xét, đánh giá về công tác bảo quản, vào sổ nhật ký bảo quản và báo cáo lãnh đạo biết.
4.5.3. Thẻ treo
Mỗi lô hàng xếp trong kho có gắn kèm một thẻ treo lô hàng. Thông tin trên thẻ có các nội dung sau:
- Ngành hàng, nhóm hàng, mã hàng, quy cách, xuất xứ, số lượng, ngày, tháng, năm nhập kho;
- Trong trường hợp hàng hóa được điều chuyển nội bộ thì vẫn phải ghi thông tin thời gian nhập kho của lần nhập đầu tiên và ghi ngày điều chuyển nội bộ kho đến;
- Quy cách, xuất xứ hàng hóa phải ghi chính xác theo đúng chứng từ kiểm tra chất lượng."

Theo đó những thứ cần có trong việc ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa dự trữ nhà nước là vũ khí gồm: Thẻ kho, sổ theo dõi và thẻ treo.

Ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa là vũ khí dự trữ nhà nước như thế nào? Thời gian lưu kho của vũ khí trong kho dự trữ nhà nước là bao lâu?

Ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa là vũ khí dự trữ nhà nước như thế nào? Thời gian lưu kho của vũ khí trong kho dự trữ nhà nước là bao lâu?

Thời gian lưu kho của vũ khí trong kho dự trữ nhà nước là bao lâu?

Tại tiểu mục 4.6 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA quy định như sau:

"4.6. Thời gian lưu kho
- Đối với vũ khí, thời gian lưu kho là 5 năm;
- Đối với công cụ hỗ trợ, thời gian lưu kho là 3 năm (trường hợp công cụ hỗ trợ có thời hạn sử dụng thì thực hiện theo thời hạn sử dụng của nhà sản xuất)./."

Theo đó thời gian lưu kho của vũ khí trong kho dự trữ nhà nước là 5 năm.

Quy định về nhập và xuất hàng hóa là vũ khí dự trữ quốc gia trong kho của Bộ Công an như thế nào?

Việc nhập hàng và xuất hàng là vũ khí dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định tại tiểu mục 4.2 và tiểu mục 4.3 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA như sau:

"4.2. Quy định về nhập hàng
4.2.1. Hàng dự trữ nhà nước nhập kho theo kế hoạch của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
4.2.2. Hàng năm, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch mua sắm đã được duyệt, các đơn vị nhập hàng hoặc cơ quan kế hoạch phải thông báo cho Cục Kho vận biết để chủ động nhập hàng.
4.2.3. trước khi nhập hàng vào kho, đơn vị nhập hàng phải gửi kế hoạch nhập hàng cho Cục Kho vận trước từ 5 đến 7 ngày để Cục trưởng Cục Kho vận chỉ định kho nhập và chỉ đạo các phòng, kho nhập hàng. Kế hoạch bao gồm các nội dung: tên hàng, số lượng, chất lượng, quy cách, ký mã hiệu, thời gian lưu kho, hợp đồng mua sắm, sản xuất và những yêu cầu bảo quản khác để kiểm tra hàng nhập và bảo quản.
4.2.4. Tiêu chuẩn hàng nhập kho áp dụng theo mục 1.1.1 của Quy chuẩn này.
4.2.5. Kiểm tra hàng hóa nhập kho áp dụng theo mục 2.2 của Quy chuẩn này.
4.2.6. Đối với hàng tạm nhập kho, phải có lệnh của Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật hoặc Cục trưởng Cục Kho vận và tiến hành kiểm tra, lập biên bản cụ thể số lượng, chất lượng, quy cách hàng hóa. Sau 15 ngày, kể từ ngày tạm nhập, đơn vị nhập hàng phải lập phiếu nhập kho. Nếu quá thời hạn này mà chưa lập phiếu nhập kho thì đơn vị nhập hàng phải trả phí lưu kho, bãi. Sau một tháng không làm phiếu nhập kho thì trả lại hàng cho đơn vị nhập hàng.
4.2.7. Đối với hàng đã qua sử dụng, sửa chữa được thu hồi nhập kho, phải theo lệnh của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật và tiến hành kiểm tra, lập biên bản cụ thể số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hóa, xác định trách nhiệm của các bên.
4.3. Quy định về xuất hàng
4.3.1. Việc xuất hàng dự trữ nhà nước phải theo kế hoạch năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4.3.2. Trường hợp cần thiết phải đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, chống phá hoại, chống bạo loạn, phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định xuất kho cấp ngay hàng dự trữ nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004.
4.3.3. Khi tạm xuất hàng dự trữ nhà nước để phục vụ cho nhiệm vụ đột xuất phát sinh, phải có lệnh của lãnh đạo Bộ Công an và thực hiện bảo quản theo đúng quy định."
Vũ khí Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Vũ khí
Vũ khí dự trữ nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Được sử dụng dao găm làm vũ khí tự vệ không? Nếu không thì khi sử dụng cá nhân bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những nội dung gì? Và được thực hiện dưới những hình thức thế nào?
Pháp luật
Vũ khí quân dụng bao gồm những loại nào và được sử dụng vào mục đích gì? Sử dụng vũ khí quân dụng trái phép bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Mang theo dùi cui điện bên người có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hành vi hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sửa chữa và sử dụng vũ khí dưới hình thức hướng dẫn qua mạng xã hội có bị cấm không?
Pháp luật
Huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được áp dụng cho những đối tượng nào?
Pháp luật
Thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí gồm những nội dung gì? Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong quản lý nhà nước về vũ khí?
Pháp luật
Mua bán, sử dụng súng bắn đạn thạch có vi phạm pháp luật không? Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm?
Pháp luật
Vận chuyển trái phép súng săn qua biên giới có thể phải đi tù? Người vận chuyển trái phép súng săn bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bình xịt chất gây mê có được xem là vũ khí không? Sử dụng bình xịt chất gây mê làm vũ khí tự vệ có vi phạm pháp luật không? Hành vi sử dụng bình xịt chất gây mê bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vũ khí
1,443 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vũ khí Vũ khí dự trữ nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào