Gen Beta là gì? Trẻ em sinh từ năm nào thì được gọi là Gen Beta? Trẻ em là Gen Beta có những quyền gì theo Luật Trẻ em?
Gen Beta là gì? Trẻ em sinh từ năm nào thì được gọi là Gen Beta?
Gen Beta là thế hệ tiếp nối Gen Alphaa (2010-2024) và bao gồm những người sinh từ năm 2025 đến 2039. Theo đó, trẻ em sinh từ năm 2025 đến 2039 thì được gọi là Gen Beta.
Một số đặc điểm dự đoán về Gen Beta:
- Sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ AI phát triển mạnh mẽ
- Sẽ là thế hệ đầu tiên tương tác với AI một cách tự nhiên từ khi còn nhỏ
- Có thể sẽ trải nghiệm nhiều thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu
- Được dự đoán sẽ có tư duy sáng tạo và khả năng thích nghi cao
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Gen Beta là gì? Trẻ em sinh từ năm nào thì được gọi là Gen Beta? Trẻ em là Gen Beta có những quyền gì theo Luật Trẻ em? (Hình từ Internet)
Trẻ em là Gen Beta có những quyền gì theo Luật Trẻ em?
Trẻ em là Gen Beta sẽ có tất cả 23 quyền trẻ em theo Luật Trẻ em 2016, bao gồm:
(1) Quyền sống (Điều 12 Luật Trẻ em 2016)
(2) Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 13 Luật Trẻ em 2016)
(3) Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 14 Luật Trẻ em 2016)
(4) Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 15 Luật Trẻ em 2016)
(5) Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu ( Điều 16 Luật Trẻ em 2016)
(6) Quyền vui chơi, giải trí (Điều 17 Luật Trẻ em 2016)
(7) Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc (Điều 18 Luật Trẻ em 2016)
(8) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 19 Luật Trẻ em 2016)
(9) Quyền về tài sản (Điều 20 Luật Trẻ em 2016)
(10) Quyền bí mật đời sống riêng tư (Điều 21 Luật Trẻ em 2016)
(11) Quyền được sống chung với cha, mẹ (Điều 22 Luật Trẻ em 2016)
(12) Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ (Điều 23 Luật Trẻ em 2016)
(13) Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi (Điều 24 Luật Trẻ em 2016)
(14) Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục (Điều 25 Luật Trẻ em 2016)
(15) Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động (Điều 26 Luật Trẻ em 2016)
(16) Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc (Điều 27 Luật Trẻ em 2016)
(17) Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt (Điều 28 Luật Trẻ em 2016)
(18) Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy (Điều 29 Luật Trẻ em 2016)
(19) Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính (Điều 30 Luật Trẻ em 2016)
(20) Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang (Điều 31 Luật Trẻ em 2016)
(21) Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 32 Luật Trẻ em 2016)
(22) Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội (Điều 33 Luật Trẻ em 2016)
(23) Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp (Điều 34 Luật Trẻ em 2016)
(*) Quyền của trẻ em khuyết tật (Điều 35 Luật Trẻ em 2016)
(*) Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn (Điều 36 Luật Trẻ em 2016)
Việc đặt tên cho trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền có họ, tên như sau:
(1) Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
(2) Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
(3) Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
(4) Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
(5) Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Như vậy, việc đặt tên cho trẻ em được thưc hiện tuân thủ các quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?