Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? Chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà bằng phương pháp RT PCR ra sao?

Cho tôi hỏi khi gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? Tôi muốn chẩn đoán bệnh bằng phương pháp RT PCR thì cần thực hiện phương pháp ra sao? Câu hỏi của anh Lộc từ Đồng Nai

Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào?

Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về dấu hiệu bệnh tích như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Đặc điểm dịch tễ
Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Mặc dù có nhiều thể bệnh khác nhau, nhưng viêm đường hô hấp là thể chính của bệnh này. Mức độ trầm trọng của bệnh tuỳ thuộc vào lứa tuổi gà mắc bệnh và tình trạng nhiễm khuẩn kế phát, ví dụ: với Mycoplasma gallisepticum.
Gà nhỏ mẫn cảm với bệnh hơn gà lớn và có thể bị chết sau từ 6 đến 7 ngày do nhiễm khuẩn kế phát và kiệt sức, tỷ lệ chết có thể đến 15%. Gà đẻ trứng có biểu hiện giảm đẻ khoảng từ 10 % đến 30 % trong từ 3 tuần đến 4 tuần sau khi nhiễm bệnh.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do con vật hít phải không khí trong chuồng nuôi đã nhiễm mầm bệnh, qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi đã mang mầm bệnh. Vi rút có khả năng truyền lây qua trứng.
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Gà bị bệnh nói chung có những biểu hiện như thở khó, thở khò khè, vươn cổ lên thở, hắt hơi, kém ăn, xù lông, ở gà đẻ trứng có biểu hiện dừng đẻ hoặc giảm đẻ, vỏ trứng đẻ ra mềm và nhăn nheo. Một số gà chết do bị nhiễm khuẩn kế phát và sức đề kháng giảm.
Nếu gà mắc bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm mà ghép với nhiễm khuẩn Mycoplasma (bệnh gây viêm khớp, bại liệt), thì có phân màu trắng, mào xanh tím, uống nước nhiều. Nếu bị nhiễm kế phát với vi khuẩn thương hàn hoặc E. coli thì gà bị tiêu chảy có phân trắng xanh và loãng.
5.1.3. Bệnh tích
- Viêm tích dịch ở xoang mũi, khí quản.
- Túi khí đục, có thể chứa dịch tiết vàng.
- Viêm phổi
- Thận sưng, nhạt màu, trong ống dẫn niệu chứa tinh thể urat.
- Thoái hóa buồng trứng, vòi dẫn trứng sưng. Đôi khi thấy lòng đỏ trong bụng của gà mắc bệnh do màng trứng bị viêm.

The đó, gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sẽ bị có các dấu hiệu bệnh tích như sau:

- Viêm tích dịch ở xoang mũi, khí quản.

- Túi khí đục, có thể chứa dịch tiết vàng.

- Viêm phổi

- Thận sưng, nhạt màu, trong ống dẫn niệu chứa tinh thể urat.

- Thoái hóa buồng trứng, vòi dẫn trứng sưng. Đôi khi thấy lòng đỏ trong bụng của gà mắc bệnh do màng trứng bị viêm.

Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào?

Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm bằng phương pháp RT PCR được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?

Theo tiết 5.2.2.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về nguyên tắc của phương pháp RT PCR như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.2.2. Phương pháp RT-PCR
5.2.2.2.1. Nguyên tắc
Phản ứng RT-PCR dùng để phát hiện ARN của vi rút IB bằng việc sử dụng cặp mồi đặc hiệu. Cặp mồi được thiết kế để khuếch đại đoạn S1 của gen glycoprotein có độ dài khoảng 700 bp. Cặp mồi này có thể phát hiện được nhiều chủng IBV khác nhau. Trình tự đoạn các mồi như sau:
Trình tự cặp mồi của phương pháp RT PCR trong việc chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
...

Như vậy, phương pháp RT PCR là phản ứng dùng để phát hiện ARN của vi rút IB gây nên bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà bằng việc sử dụng cặp mồi đặc hiệu.

Cặp mồi được thiết kế để khuếch đại đoạn S1 của gen glycoprotein có độ dài khoảng 700 bp. Cặp mồi này có thể phát hiện được nhiều chủng IBV khác nhau.

Phương pháp RT PCR được tiến hành như thế nào để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà?

Theo tiết 5.2.2.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về thực hiện phương pháp RT PCR như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.2.2.2. Cách tiến hành
Mẫu bệnh phẩm sau khi được xử lý (xem 5.2.2.1) đem chiết tách ARN, việc chiết tách có thể bằng kít thương mại (xem phụ lục A mục A.1).
a) Chuẩn bị hỗn hợp phản ứng và chu trình nhiệt
Công thức pha hỗn hợp phản ứng và chu trình nhiệt có thể được thay đổi cho phù hợp với từng loại mồi và từng loại kít RT-PCR khác nhau (xem A.2 và A.3 phụ lục A).
b) Tiến hành phản ứng
Sau khi chuẩn bị hỗn hợp phản ứng, đưa mẫu vào máy PCR (4.5) và chạy chương trình (chu trình nhiệt) đã được cài đặt (xem A.3 phụ lục A)
Mỗi một lần chạy phản ứng, ngoài mẫu xét nghiệm, cần có một đối chứng dương và một đối chứng âm. Đối chứng dương là mẫu ARN của vi rút IB đã biết, đối chứng âm là nước tinh khiết không có nuclease (xem 3.3).
c) Điện di và hiển thị sản phẩm PCR
Sau khi chạy phản ứng RT-PCR, tiến hành điện di sản phẩm PCR (xem A.4 phụ lục A)
d) Đọc kết quả
Đặt gel đã điện di vào máy chiếu UV(xem 4.6) (UV transilliuminator) có bước sóng 590 nm. Các mẫu có hiển thị sản phẩm giống như đối chứng dương và có kích thước 700 bp là âm tính. Mẫu âm tính không có vạch sản phẩm xuất hiện.
Nếu sản phẩm hiện lên mờ hoặc không rõ nét (trường hợp nghi ngờ) thì tiến hành lặp lại phản ứng RT- PCR một lần nữa.
...

Theo tiêu chuẩn nêu trên thì để tiến hành phương pháp RT PCR thì cần đem mẫu bệnh phẩm sau khi được xử lý đem chiết tách ARN, việc chiết tách có thể bằng kít thương mại, chuẩn bị hỗn hợp phản ứng và chu trình nhiệt.

Sau khi chuẩn bị hỗn hợp phản ứng, đưa mẫu vào máy PCR, chạy chương trình chu trình nhiệt đã được cài đặt. Mỗi một lần chạy phản ứng, ngoài mẫu xét nghiệm, cần có một đối chứng dương và một đối chứng âm. Đối chứng dương là mẫu ARN của vi rút IB đã biết, đối chứng âm là nước tinh khiết không có nuclease. Cuối cùng sau khi chạy phản ứng RT-PCR, tiến hành điện di sản phẩm PCR.

Đặt gel đã điện di vào máy chiếu UV(xem 4.6) (UV transilliuminator) có bước sóng 590 nm. Các mẫu có hiển thị sản phẩm giống như đối chứng dương và có kích thước 700 bp là âm tính. Mẫu âm tính không có vạch sản phẩm xuất hiện.

Nếu sản phẩm hiện lên mờ hoặc không rõ nét (trường hợp nghi ngờ) thì tiến hành lặp lại phản ứng RT- PCR một lần nữa.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? Chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà bằng phương pháp RT PCR ra sao?
Pháp luật
Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Xử lý mẫu bệnh phẩm ra sao?
Pháp luật
Để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm bằng mẫu máu ở gà cần dùng phương pháp nào để chẩn đoán?
Pháp luật
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà là bệnh gì? Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thường lây truyền qua những đường nào?
Pháp luật
Phân biệt bệnh viêm đường hô hấp mãn tính khác gì so với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thông qua những đặc điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
942 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào