Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc vì lý do bị nhiễm HIV, bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Người lao động bị nhiễm HIV bị chuyển sang làm công việc khác với hợp đồng lao động khi nào? Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc vì lý do bị nhiễm HIV, bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Người lao động bị nhiễm HIV có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động bị nhiễm HIV còn có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020:

Người lao động bị nhiễm HIV có các quyền sau đây:

- Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;

- Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;

- Học văn hoá, học nghề, làm việc;

- Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;

- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;

- Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Người lao động bị nhiễm HIV có nghĩa vụ sau đây

- Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;

- Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;

- Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, người lao động bị nhiễm HIV được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc vì lý do bị nhiễm HIV, bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc vì lý do bị nhiễm HIV, bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Người lao động bị nhiễm HIV bị chuyển sang làm công việc khác với hợp đồng lao động khi nào?

Căn cứ Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng có thể chuyển lao động bị nhiễm HIV phải chuyển sang làm công việc khác với hợp đồng lao động khi:

- Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

- Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

- Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

- Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.

Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc vì lý do bị nhiễm HIV, bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.
3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
...

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
d) Buộc điều chuyển lại vị trí công tác đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
....

Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, hành vi ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc vì lý do bị nhiễm HIV, bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, người sử dụng lao động có hành vi ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc vì lý do bị nhiễm HIV còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc điều chuyển người lao động bị nhiễm HIV về lại vị trí công tác.

Lưu ý:

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Do đó, tổ chức có hành vi ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc vì lý do bị nhiễm HIV, bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động? Có cần ban hành quy định riêng để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Pháp luật
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hàng hóa sức lao động là gì? Hàng hóa sức lao động mang yếu tố nào? Bóc lột sức lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Job là gì? Người lao động có được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khen thưởng là gì? Mẫu đơn đề xuất khen thưởng mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn đề xuất khen thưởng?
Pháp luật
Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày cho người sử dụng lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
498 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào