Đường thoát hiểm từ công trình tàu điện ngầm phải đảm bảo những điều kiện gì khi có tình huống khẩn cấp để mọi người thoát một cách dễ dàng?
- Tuyến hầm và nhà ga trên tuyến tàu điện ngầm phải đảm bảo tuân thủ theo quy định như thế nào?
- Quy định về việc cấp và thoát nước cho công trình tàu điện ngầm cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Đường thoát hiểm từ công trình tàu điện ngầm phải đảm bảo những điều kiện gì khi có tình huống khẩn cấp thì mọi người thoát một cách dễ dàng?
Tuyến hầm và nhà ga trên tuyến tàu điện ngầm phải đảm bảo tuân thủ theo quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 1.4.1; tiểu mục 2.1.4, 2.1.5 Mục 2.1 QCVN 08:2018/BXD về công trình tàu điện ngầm như sau:
"1.4.1
Công trình tàu điện ngầm
Một loại hình của đường sắt đô thị được xây dựng dưới mặt đất.
2.1.4 Tuyến hầm tàu điện ngầm
Chiều sâu tối thiểu để đặt tuyến hầm được xác định có kể đến việc bảo vệ các công trình xây dựng ở phía trên cũng như khả năng thi công kết cấu đường.
2.1.5 Nhà ga trên tuyến tàu điện ngầm
a) Các nhà ga được đặt ở các nơi tập trung hành khách, nơi có khả năng kết nối với các loại hình giao thông khác như gần các nhà ga đường sắt, đường bộ, đường thủy và gần các danh lam thắng cảnh của thành phố theo quy hoạch được duyệt.
b) Khi lối lên xuống của hành khách từ vị trí sảnh chờ (khu vực bán và soát vé) xuống tầng ke ga có chênh cao lớn hơn 3,5 m thì phải xem xét bố trí thang cuốn phụ trợ thang bộ phục vụ hành khách.
Số thang cuốn phải đủ để thông được luồng hành khách tính toán tối đa ở chế độ giải thoát người từ nhà ga khi có sự cố và các tình huống bất lợi đồng thời xảy ra như khi một thang cuốn phải sửa chữa; một thang cuốn phải dừng do nguyên nhân không được lường trước.
c) Nhà ga phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo cho người khuyết tật, người cao tuổi tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD.
d) Các hành lang trong nhà ga và các đường vượt ngầm dài trên 100 m phải xem xét bố trí băng tải phục vụ hành khách.
e) Các gian thương mại, gian trưng bày và các hạng mục khác phục vụ hành khách không được cản trở lưu thông, phục vụ hành khách và ảnh hưởng tới công nghệ điều hành/quản lý tàu điện ngầm."
Theo đó, Công trình tàu điện ngầm là một loại hình của đường sắt đô thị được xây dựng dưới mặt đất.
Đối với tuyến hầm tàu điện ngầm phải đảm bảo chiều sâu tối thiểu được xác định có kể đến việc bảo vệ các công trình xây dựng ở phía trên cũng như khả năng thi công kết cấu đường.
Các nhà ga được đặt ở các nơi tập trung hành khách, nơi có khả năng kết nối với các loại hình giao thông khác như gần các nhà ga đường sắt, đường bộ, đường thủy và gần các danh lam thắng cảnh của thành phố theo quy hoạch được duyệt.
Đường thoát hiểm từ công trình tàu điện ngầm phải đảm bảo những điều kiện gì khi có tình huống khẩn cấp để mọi người thoát một cách dễ dàng? (Hình từ Internet)
Quy định về việc cấp và thoát nước cho công trình tàu điện ngầm cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Về cấp và thoát nước cho công trình tàu điện ngầm được quy định tại Mục 2.3 QCVN 08:2018/BXD về công trình tàu điện ngầm như sau:
"2.3 Cấp, thoát nước cho công trình tàu điện ngầm
2.3.1 Công trình tàu điện ngầm phải có hệ thống cấp, thoát nước nội bộ hoặc hệ thống riêng cho nước sinh hoạt, nước chống cháy và nước công nghệ. Phải xem xét thiết kế hệ thống xử lý nước thải cục bộ trong công trình tàu điện ngầm trước khi tiêu thoát chúng ra hệ thống thoát nước của khu vực.
2.3.2 Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp, thoát nước sinh hoạt và công nghệ tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng cho công trình về cấp, thoát nước trong nhà và công trình. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp nước chống cháy như 2.5.20 của quy chuẩn này.
2.3.3 Công trình tàu điện ngầm phải có hệ thống thu gom, thoát nước rò rỉ từ vỏ hầm hỏng lớp chống thấm, khi cứu hỏa, khi rửa công trình, khi các thiết bị công nghệ làm việc."
Công trình tàu điện ngầm phải có hệ thống cấp, thoát nước nội bộ hoặc hệ thống riêng cho nước sinh hoạt, nước chống cháy và nước công nghệ.
Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp, thoát nước sinh hoạt và công nghệ tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng cho công trình về cấp, thoát nước trong nhà và công trình.
Đường thoát hiểm từ công trình tàu điện ngầm phải đảm bảo những điều kiện gì khi có tình huống khẩn cấp thì mọi người thoát một cách dễ dàng?
Theo Mục 2.6 QCVN 08:2018/BXD về công trình tàu điện ngầm quy định nơi thoát hiểm như sau:
"2.6 Thoát hiểm
2.6.1 Phải đảm bảo giải thoát triệt để người từ các công trình tàu điện ngầm khi có cháy hoặc tình huống khẩn cấp khác. Trên các đường thoát hiểm phải có các biện pháp hạn chế tác động nguy hiểm của đám cháy tới con người và không được có bất kỳ vật cản nào làm cản trở cho việc thoát người.
2.6.2 Các lối thoát hiểm từ các gian sân ga, như sau:
a) Theo các thang cuốn và (hoặc) thang bộ loại 2, hành lang, qua các gian bán vé, sảnh, các đường kết nối ngầm đến lối thoát ra ngoài;
b) Qua các công trình chuyển tàu sang nhà ga của tuyến khác hoặc theo a)
2.6.3 Chiều dài các đoạn cụt của các gian và công trình (các hành lang, đường hầm cáp, rãnh thông gió) không được lớn hơn 25 m.
2.6.4 Số lượng và tổng chiều dài của các lối thoát từ các gian, tầng (mức) nhà và công trình được xác định tùy thuộc vào số lượng tối đa người cần thoát qua và khoảng cách giới hạn cho phép tới các điểm có nhân viên làm việc đến lối thoát hiểm gần nhất.
2.6.5 Để thoát người từ các gian của sân ga phải có không ít hơn hai cửa ra riêng biệt.
2.6.6 Trên các ga có bến chuyển đặt với sảnh chung, phải đảm bảo khả năng khai thác riêng biệt của các ga và không để các yếu tố nguy hiểm xâm nhập khi xảy ra cháy tại một trong các ga.
2.6.7 Trong các gian phòng sinh hoạt và sản xuất, chiều rộng của hành lang và thang bộ phải lấy không nhỏ hơn:
a) Đối với hành lang: 1,2 m;
b) Đối với các bản thang trong buồng thang bộ: 1,0 m;
c) Đối với các thang bộ hở giữa 2 tầng bên trong ga phụ: 0,8 m.
Chiều rộng của các chiếu thang không được nhỏ hơn chiều rộng bản thang.
2.6.8 Khi dừng tàu trên đường hầm giữa các ga để giải thoát hành khách phải bố trí các đường thoát hiểm, đối với đường hầm đơn đường thoát hiểm được bố trí ở 1 bên của hầm, đối với đường hầm đôi đường thoát hiểm bố trí ở cả hai bên của hầm.
Bề rộng của đường thoát hiểm trong đường hầm ở độ cao 1,5 m từ mặt đường thoát hiểm không được nhỏ hơn 0,7 m.
2.6.9 Để giải thoát hành khách phải có đường thoát hiểm dọc theo đường hầm về phía hai nhà ga, có bảng chỉ dẫn về hai hướng và khoảng cách tới các ga. Bề rộng đường thoát hiểm từ 0,6 m đến 0,9 m; cao độ mặt sàn tương đương ke ga tiếp cận; chiều cao thông thủy tối thiểu 2,0 m; phía vỏ hầm phải bố trí tay vịn.
2.6.10 Các lối ra phụ bố trí trên tuyến hầm trong phạm vi giữa các ga hoặc vùng bảo vệ tập trung phải có các khoang đệm được điều áp không khí khi cháy không nhỏ hơn 20 Pa, có các hệ thống an toàn cháy riêng và các hệ thống cứu nạn riêng.
CHÚ THÍCH: Vùng bảo vệ tập trung là không gian ngầm riêng biệt để tập hợp hành khách khi xảy ra tình huống nguy hiểm trong các đường hầm chạy tàu; Vùng này được trang bị các hệ thống riêng về an toàn cháy, chiếu sáng, thông tin liên lạc, thông gió và thoát nước.
2.6.11 Khối tích của vùng bảo vệ tập trung được xác định từ lượng hành khách tối đa ở bất kỳ giai đoạn khai thác tuyến đường với định mức diện tích là 1 m2 cho 1 người.
Thời gian tính toán cho hành khách lưu lại ở vùng bảo vệ tập trung không ít hơn 7 giờ. Mỗi vùng bảo vệ tập trung phải được cấu tạo như một khoang cháy riêng biệt."
Như vậy, yêu cầu đối với đường thoát hiểm phải đảm bảo giải thoát triệt để người từ các công trình tàu điện ngầm khi có cháy hoặc tình huống khẩn cấp khác.
Trên các đường thoát hiểm phải có các biện pháp hạn chế tác động nguy hiểm của đám cháy tới con người và không được có bất kỳ vật cản nào làm cản trở cho việc thoát người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?