Đương sự được quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp nào?

Tôi có cho bà A vay 700 triệu đồng nhưng đã quá thời hạn mà bà A không trả và cố tình chối cãi nên tôi đã khởi kiện ra tòa. Giờ tôi đang muốn yêu cầu toà án phong tỏa tài sản của bà A để đảm bảo bà A sẽ không tẩu tán tài sản thì có được không? Cho tôi hỏi những trường hợp nào thì đương sự có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vậy? - Anh Quốc Hùng (Đồng Nai).

Đương sự được quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP thì đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp sau đây:

(1) Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết mà cần phải được giải quyết ngay, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự;

Ví dụ: A gây thương tích cho B. Tòa án đang giải quyết vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. B cần tiền ngay để điều trị thương tích tại bệnh viện nên B yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc A thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

(2) Để thu thập, bảo vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;

Ví dụ: A khởi kiện tranh chấp ranh giới bất động sản liền kề với B, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, buộc B giữ nguyên hiện trạng mốc giới ngăn cách đất, không được di dời.

(3) Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết;

Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, người vợ đứng tên sổ tiết kiệm tại ngân hàng, người chồng yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản đứng tên người vợ để bảo đảm cho việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng.

(4) Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án.

Ví dụ: A là nguyên đơn, yêu cầu Tòa án buộc B phải trả cho A 1.000.000.000 đồng tiền vay, để bảo đảm cho việc thi hành án nên A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản thuộc quyền sở hữu của B là ngôi nhà X trị giá 900.000.000 đồng.

Như vậy, theo quy định nêu trên, để đảm bảo việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án thì bạn có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của bị đơn là bà A.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Hình từ Internet)

Đương sự có phải chịu trách nhiệm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng hay không?

Tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng như sau:

Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
2. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
b) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
c) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.
3. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Theo đó, đương sự yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Nếu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì đương sự phải bồi thường.

Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng khi nào?

Căn cứ theo Điều 126 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào?
Pháp luật
Trong vụ án dân sự, mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Thẩm phán là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án dân sự?
Pháp luật
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Hiện nay có bao nhiêu biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định?
Pháp luật
Có được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự đối với tài sản là công cụ lao động cần thiết không?
Pháp luật
Số tiền phải nộp khi yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nào trong trường hợp một bên đương sự không giao tài sản để định giá?
Pháp luật
Có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng đối với bị đơn là doanh nghiệp chỉ có một tài khoản ngân hàng duy nhất không?
Pháp luật
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa sẽ được thực hiện bằng một quyết định riêng hay chung trong bản án?
Pháp luật
Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Chồng có được yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản trong vụ án ly hôn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
7,315 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp khẩn cấp tạm thời

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào