Đường đô thị được chia làm bao nhiêu nhóm chức năng? Khi thiết kế đường đô thị cần phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Đường đô thị được chia làm bao nhiêu nhóm chức năng?
Đường đô thị được quy định tại tiểu mục 3. 6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13592:2022 về Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
...
3.5 Hệ thống hạ tầng xã hội (Social infrastructure)
Gồm: hệ thống dịch vụ - công cộng (y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ - công cộng khác); hệ thống công viên, vườn hoa, sân chơi; các hệ thống hạ tầng xã hội khác.
3.6 Đường đô thị (Urban road)
Đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn. Đường đô thị được phân loại theo các cách khác nhau tùy thuộc mục đích sử dụng. Khi phân loại đường theo chức năng, đường đô thị được chia làm 3 nhóm: hệ thống đường chính đô thị (Urban arterial system), hệ thống đường phố gom (Urban collector Street system), hệ thống đường phố nội bộ (Urban local Street system). Hệ thống đường chính đô thị bao gồm hệ thống đường cao tốc đô thị (Urban freeway system) và hệ thống đường phố chính (Urban arterial Street system).
3.7 Đường phố (Street)
Gồm: hệ thống đường phố chính đô thị (Urban arterial Street system), hệ thống đường phố gom (Urban collector Street system), hệ thống đường phố nội bộ (Urban local Street system).
...
Như vậy, theo quy định, khi phân loại đường theo chức năng, đường đô thị được chia làm 3 nhóm:
(1) Hệ thống đường chính đô thị (Urban arterial system),
(2) Hệ thống đường phố gom (Urban collector Street system),
(3) Hệ thống đường phố nội bộ (Urban local Street system).
Đường đô thị được chia làm bao nhiêu nhóm chức năng? (Hình từ Internet)
Khi thiết kế đường đô thị cần phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Yêu cầu chung khi thiết kế đường đô thị được quy định tại tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13592:2022 về Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế như sau:
Yêu cầu chung
5.1 Mạng lưới đường đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị được duyệt và phải phối hợp đồng bộ, tích hợp các công trình hạ tầng với nhau, tích hợp ưu tiên hệ thống giao thông công cộng để tránh lãng phí trong xây dựng, chồng chéo trong quản lý và phát huy tối đa hiệu quả khai thác các công trình, bảo đảm lợi ích tổng thể đô thị. Các tuyến đường nằm ngoài phạm vi nội thành, nội thị hiện hữu nhưng thuộc quy hoạch đô thị cần được xem xét thiết kế theo phương án đường đô thị hoặc phù hợp nâng cấp thành đường đô thị trong tương lai.
5.2 Thiết kế đường đô thị cần phải đặt trong tổng thể không gian đô thị bao gồm khu trung tâm (nội thành, nội thị) và vùng phụ cận (ngoại thành, ngoại thị, các đô thị vệ tinh...); đồng thời phải bảo đảm quy hoạch thiết kế đường phố theo đúng chức năng hoặc yêu cầu đặc thù. Khi thiết kế đường đô thị nên xét tới phương án phân kỳ trên cơ sở phương án hoàn chỉnh tương lai. Có thể phân kỳ đầu tư nền, mặt đường, thoát nước, nút giao và các công trình khác trên nguyên tắc không giảm thấp cấp kỹ thuật của tuyến hoàn chỉnh, tận dụng tối đa các công trình đã làm ở giai đoạn trước. Nên ưu tiên giải phóng mặt bằng hoặc có giải pháp quản lý chặt chẽ phạm vi đất dành cho đường đô thị ngay từ giai đoạn đầu tiên để thuận lợi triển khai, tiết kiệm chi phí cho các giai đoạn sau.
5.3 Quan tâm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thiết kế, xây dựng, quản lý đường đô thị, từng bước hiện đại hóa theo định hướng giao thông thông minh, chuyển đổi số, phát triển bền vững, giao thông xanh, ưu tiên phát triển giao thông công cộng, giao thông xe đạp, đi bộ và đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Chú trọng tới các yêu cầu về mỹ học công trình, bảo đảm các yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, môi trường trong đô thị.
...
Như vậy, theo quy định, khi thiết kế đường đô thị cần phải đảm bảo các yêu cầu chung sau đây:
- Thiết kế đường đô thị cần phải đặt trong tổng thể không gian đô thị bao gồm khu trung tâm (nội thành, nội thị) và vùng phụ cận (ngoại thành, ngoại thị, các đô thị vệ tinh...);
Đồng thời phải bảo đảm quy hoạch thiết kế đường phố theo đúng chức năng hoặc yêu cầu đặc thù.
- Khi thiết kế đường đô thị nên xét tới phương án phân kỳ trên cơ sở phương án hoàn chỉnh tương lai.
Có thể phân kỳ đầu tư nền, mặt đường, thoát nước, nút giao và các công trình khác trên nguyên tắc không giảm thấp cấp kỹ thuật của tuyến hoàn chỉnh, tận dụng tối đa các công trình đã làm ở giai đoạn trước.
- Nên ưu tiên giải phóng mặt bằng hoặc có giải pháp quản lý chặt chẽ phạm vi đất dành cho đường đô thị ngay từ giai đoạn đầu tiên để thuận lợi triển khai, tiết kiệm chi phí cho các giai đoạn sau.
Công trình cầu, hầm trên đường đô thị phải đảm ứng những yêu cầu nào?
Công trình cầu, hầm trên đường đô thị 17 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13592:2022 về Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế như sau:
Công trình cầu, hầm trên đường
17.1 Quy định chung
17.1.1 Công trình cầu, hầm trên đường đô thị được thiết kế phù hợp với các yêu cầu hình học của tuyến đường, của nút giao thông đã được quy định trong tiêu chuẩn này, bao gồm bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, tĩnh không, ...
17.1.2 Vị trí bố trí công trình cầu, hầm được xem xét theo nhu cầu gắn với tuyến đường, mạng lưới đường và phù hợp với quy hoạch đô thị.
17.1.3 Công trình cầu, hầm trên đường trong đô thị cần được bảo đảm các yếu tố: tiếp cận của giao thông xe đạp, giao thông bộ hành và giao thông người khuyết tật; kiến trúc cảnh quan môi trường; chiếu sáng; an toàn giao thông; thoát nước;...
17.2 Yêu cầu thiết kế công trình
Thiết kế công trình cầu, hầm trên đường cần tuân thủ các quy định hiện hành, các quy định có liên quan trong tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành: TCVN 11823:2017, TCVN 4527, ...
...
Như vậy, theo quy định, công trình cầu, hầm trên đường đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Công trình cầu, hầm trên đường đô thị được thiết kế phù hợp với các yêu cầu hình học của tuyến đường, của nút giao thông đã được quy định trong tiêu chuẩn này, bao gồm bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, tĩnh không, ...
- Vị trí bố trí công trình cầu, hầm được xem xét theo nhu cầu gắn với tuyến đường, mạng lưới đường và phù hợp với quy hoạch đô thị.
- Công trình cầu, hầm trên đường trong đô thị cần được bảo đảm các yếu tố: tiếp cận của giao thông xe đạp, giao thông bộ hành và giao thông người khuyết tật; kiến trúc cảnh quan môi trường; chiếu sáng; an toàn giao thông; thoát nước;...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?