Đường dây nóng về ô nhiễm môi trường là gì? Danh mục đường dây nóng về ô nhiễm môi trường cấp Trung ương?
Đường dây nóng về ô nhiễm môi trường là gì?
Đường dây nóng về ô nhiễm môi trường được giải thích theo khoản 1 Điều 4 Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
* Đường dây nóng về ô nhiễm môi trường là hệ thống khép kín, đồng bộ, bao gồm: điện thoại, thư điện tử (email); các thiết bị viễn thông; thiết bị công cụ hỗ trợ; Hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường; nhân sự và quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin của các tổ chức, cá nhân về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường để các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
* Đường dây nóng về ô nhiễm môi trường bao gồm:
(1) Đường dây nóng cấp Trung ương: đường dây nóng của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Danh mục đường dây nóng về ô nhiễm môi trường cấp Trung ương cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quy chế này;
(2) Đường dây nóng cấp địa phương: đường dây nóng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đường dây nóng cấp tỉnh), của Ủy ban nhân dân cấp huyện (đường dây nóng cấp huyện) và của Ủy ban nhân dân cấp xã (đường dây nóng cấp xã).
Đường dây nóng về ô nhiễm môi trường là gì? Danh mục đường dây nóng về ô nhiễm môi trường cấp Trung ương? (Hình từ Internet)
Danh mục đường dây nóng về ô nhiễm môi trường cấp Trung ương được quy định như thế nào?
Danh mục đường dây nóng về ô nhiễm môi trường cấp Trung ương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
(1) Số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Số điện thoại: 1800088848
- Địa chỉ thư điện tử: pakn@monre.gov.vn
(2) Số điện thoại và thư điện tử đường dây nóng của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Số điện thoại: 1900999915
- Địa chỉ thư điện tử: duongdaynong@vea.gov.vn
(3) Hệ thống thông tin (sử dụng thống nhất từ Trung ương đến địa phương)
- Ứng dụng trên máy tính (chạy trên nền tảng Web) sử dụng trang thông tin điện tử Hệ thống tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường có địa chỉ như sau:
+ https://pakntt.monre.gov.vn (dùng cho các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường);
+ https://pakn.monre.gov.vn (dùng cho các cơ quan, cá nhân tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường).
- Ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường có tên như sau: paknMonre
(Thiết bị, điện thoại sử dụng hệ điều hành IOS tải ứng dụng trên kho ứng dụng Appstore; thiết bị, điện thoại sử dụng hệ điều hành Android tải ứng dụng trên kho ứng dụng Googleplay).
Nội dung thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng về ô nhiễm môi trường gồm những gì?
Nội dung thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng về ô nhiễm môi trường được căn cứ theo Điều 8 Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Nội dung thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng
1. Thông tin của tổ chức, cá nhân phản ánh, kiến nghị: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử.
2. Tên tổ chức, cá nhân có dấu hiệu, hành vi gây ô nhiễm môi trường (nếu xác định được).
3. Thời gian xảy ra hoặc phát hiện vụ việc.
4. Địa điểm, vị trí của vụ việc.
5. Mô tả loại hình ô nhiễm (nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn); tính chất, mức độ vụ việc (xảy ra tức thời, đột xuất hay thường xuyên, liên tục); phạm vi, mức độ ô nhiễm hoặc thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi trường có khả năng do hành vi xả chất thải gây ra.
6. Những bằng chứng kèm theo: ảnh, video, bản ghi âm, tài liệu và hồ sơ khác (nếu có).
7. Các thông tin khác (nếu có).
Như vậy, nội dung thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng về ô nhiễm môi trường bao gồm:
- Thông tin của tổ chức, cá nhân phản ánh, kiến nghị: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử.
- Tên tổ chức, cá nhân có dấu hiệu, hành vi gây ô nhiễm môi trường (nếu xác định được).
- Thời gian xảy ra hoặc phát hiện vụ việc.
- Địa điểm, vị trí của vụ việc.
- Mô tả loại hình ô nhiễm (nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn); tính chất, mức độ vụ việc (xảy ra tức thời, đột xuất hay thường xuyên, liên tục); phạm vi, mức độ ô nhiễm hoặc thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi trường có khả năng do hành vi xả chất thải gây ra.
- Những bằng chứng kèm theo: ảnh, video, bản ghi âm, tài liệu và hồ sơ khác (nếu có).
- Các thông tin khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?