Được xác định là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi làm công việc sửa chữa cơ điện trong hầm lò thời gian bao lâu?
- Được xác định là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi làm công việc sửa chữa cơ điện trong hầm lò thời gian bao lâu?
- Lao động làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hay công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì có ngày phép năm như nhau đúng không?
- Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm là bao nhiêu?
Được xác định là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi làm công việc sửa chữa cơ điện trong hầm lò thời gian bao lâu?
Được xác định là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi làm công việc sửa chữa cơ điện trong hầm lò thời gian bao lâu, thì căn cứ theo Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Do đó, đối với trường hợp trên, và căn cứ Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định về khai thác mỏ hầm lò, cụ thể là: Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than thì đã xác định là danh mục nặng nhọc độc hại rồi, không cần quan tâm đến yếu tố tiếp xúc làm việc bao lâu trong một ngày.
Công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm (Hình từ Internet)
Lao động làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hay công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì có ngày phép năm như nhau đúng không?
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Theo đó, người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì có 14 ngày phép năm, còn đối với công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm là 16 ngày phép năm.
Lưu ý: Số ngày phép năm này áp dúng đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm là bao nhiêu?
Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm là bao nhiêu, thì căn cứ theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo đó, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?