Được phép mua bán chất ma túy công khai trong những trường hợp nào? Quyết định quản lý người sử dụng chất ma túy trái phép sẽ do ai ban hành?
- Được phép mua bán chất ma túy công khai trong những trường hợp nào?
- Việc ra quyết định quản lý người sử dụng dụng chất ma túy trái phép tại địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân hay cơ quan Công an thực hiện?
- Người tàng trữ trái phép chất ma túy có thể chịu mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất là bao nhiêu năm tù?
Được phép mua bán chất ma túy công khai trong những trường hợp nào?
Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy được quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống ma túy 2021 như sau:
Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
1. Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là hoạt động được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:
a) Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
b) Vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
c) Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
....
Dựa theo quy đinh vừa nêu thì có thể mua bán chất ma túy công khai trong trường hợp sử dụng chất ma túy để làm thuốc và thuốc thú y.
Tuy nhiên, việc mua bán, nghiên cứu, sản xuất chất ma túy dùng trong hoạt động làm thuốc và thuốc thú y phải được sự đồng ý và chịu sự quản lý từ cơ quan quản lý nhà nước.
Việc ra quyết định quản lý người sử dụng dụng chất ma túy trái phép tại địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân hay cơ quan Công an thực hiện?
Việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại ĐIều 23 Luật Phòng, chống ma túy 2021 như sau:
Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy
1. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ.
Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý hành chính.
2. Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là 01 năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý.
3. Nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm:
a) Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể;
c) Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.
...
Như vậy, việc ra quyết định quản lý người sử dụng dụng chất ma túy trái phép tại địa phương sẽ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Theo đó, việc quản lý ý người sử dụng dụng chất ma túy trái phép tại địa phương được thực hiện dựa trên các nội dung như sau:
(1) Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;
(2) Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể;
(3) Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Được phép mua bán chất ma túy công khai trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người tàng trữ trái phép chất ma túy có thể chịu mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất là bao nhiêu năm tù?
Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 254 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm o khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể như sau:
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Có số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;
e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người tàng trữ trái phép chất ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức cao nhất là từ 05 năm đến 10 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?