Được phép dán quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá trên xe buýt và taxi không? Quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá trên xe buýt và taxi phải thể hiện những nội dung chủ yếu gì?
- Được phép dán quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá trên xe buýt và taxi không?
- Dán quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá ở mặt trước của xe buýt và taxi được không?
- Quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá trên xe buýt và taxi phải thể hiện những nội dung chủ yếu gì?
- Quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá trên xe buýt và taxi nhưng bị thiếu tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thì bị xử phạt như thế nào?
Được phép dán quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá trên xe buýt và taxi không?
Tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Ngoài ra, Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 quy định về phương tiện quảng cáo như sau:
- Báo chí.
- Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
- Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
- Phương tiện giao thông.
- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá trên lúa thuộc nhóm thuốc bảo vệ thực vật và nhóm này không thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo nên được phép dán quảng cáo trên xe buýt và taxi.
Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
Dán quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá ở mặt trước của xe buýt và taxi được không?
Theo Điều 32 Luật Quảng cáo 2012 quy định về quảng cáo trên phương tiện giao thông như sau:
- Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.
- Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.
Vì vậy, không được phép dán quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá ở mặt trước của xe buýt và taxi.
Quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá trên xe buýt và taxi phải thể hiện những nội dung chủ yếu gì?
Theo Điều 10 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y như sau:
- Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
- Nội dung quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật.
- Nội dung quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải phù hợp với Giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm.
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y phải có các nội dung sau đây:
+ Tên thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y;
+ Tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Như vậy, băng-rôn quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá tại cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật phải có các nội dung như tên thuốc bảo vệ thực vật, tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá trên xe buýt và taxi nhưng bị thiếu tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thì bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 57 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật như sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật không phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam:
b) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật thiếu một trong các nội dung: tên sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này."
Theo đó, quảng cáo thuốc đặc trị bệnh vàng lùn xoắn lá trên xe buýt và taxi nhưng bị thiếu tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Đồng thời, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?