Dược mỹ phẩm là gì? Nguyên tắc chung khi truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm theo quy định?
Dược mỹ phẩm là gì? Nguyên tắc chung khi truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm theo quy định?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989:2024 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm giải thích thì dược mỹ phẩm (cosmeceutical) là các sản phẩm mỹ phẩm chứa các thành phần có hoạt tính sinh học có lợi về mặt y tế.
Đồng thời, theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989:2024 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm quy định, khi truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm cần đảm bảo các nguyên tắc chung sau đây:
- Tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định trong TCVN 12850:2019.
- Truy xuất nguồn gốc bên ngoài và truy xuất nguồn gốc nội bộ là cần thiết đề đáp ứng được khả năng truy xuất toàn bộ chuỗi cung ứng.
Truy xuất nguồn gốc nội bộ được chính tổ chức thực hiện. Truy xuất nguồn gốc bên ngoài, giữa các đối tác thương mại, yêu cầu một cách thức chung và một số thỏa thuận trước về cách truy vết và truy xuất.
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm phải định danh đơn nhất vật phẩm có thể truy xuất, các bên và địa điểm.
- Mã truy vết vật phẩm phải được truyền tải trong các tài liệu thương mại có liên quan.
- Giữa các đối tác thương mại phải có sự thống nhất về vật phẩm truy xuất, nguyên tắc mã hóa, trách nhiệm ghi nhận và lưu giữ thông tin.
- Các đối tác thương mại phải xác định ít nhất một cấp độ vật phẩm truy xuất cho từng chuyến hàng.
Dược mỹ phẩm là gì? Nguyên tắc chung khi truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm theo quy định? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm?
Yêu cầu về triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm được quy định tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989:2024 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm như sau:
Yêu cầu thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc
6.1 Yêu cầu về phạm vi
Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải bao trùm được chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm tối thiểu bắt đầu từ nguyên liệu thô tới nhà sản xuất, thông qua nhà phân phối / nhà bán buôn và nhà bán lẻ tới người tiêu dùng.
6.2 Yêu cầu về triển khai
Mục tiêu thực hiện truy xuất nguồn gốc là để các đối tác truy xuất nguồn gốc lấy được thông tin về lai lịch, quá trình áp dụng hoặc địa điểm của một vật phẩm có thể truy xuất từ bất kỳ điểm nào trong chuỗi cung ứng.
Việc triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc phải bao gồm:
- Lập kế hoạch và tổ chức (điều kiện tiên quyết),
- Sắp xếp dữ liệu chính,
- Ghi lại dữ liệu truy xuất nguồn gốc,
- Yêu cầu truy xuất,
- Sử dụng thông tin.
6.3 Yêu cầu về Dữ liệu truy xuất nguồn gốc
Dữ liệu truy xuất nguồn gốc phải có các thông tin cơ bản bao gồm:
- Bên thực hiện [Định danh + các phần tử dữ liệu],
- Địa điểm [Định danh + các phần tử dữ liệu],
- Ngày tháng/thời gian,
- Vật phẩm có thể truy xuất [Định danh + các phần tử dữ liệu],
- Quá trình hoặc sự kiện [Định danh + các phần tử dữ liệu],
Việc sắp xếp dữ liệu chính - dữ liệu giao dịch phải được công khai, chia sẻ giữa các đối tác truy xuất nguồn gốc - trước khi dòng vật chất bắt đầu. (Xem Hình 3).
...
Theo đó, việc triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm phải đảm bảo yêu cầu như sau:
- Mục tiêu thực hiện truy xuất nguồn gốc là để các đối tác truy xuất nguồn gốc lấy được thông tin về lai lịch, quá trình áp dụng hoặc địa điểm của một vật phẩm có thể truy xuất từ bất kỳ điểm nào trong chuỗi cung ứng.
- Việc triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc phải bao gồm:
+ Lập kế hoạch và tổ chức (điều kiện tiên quyết),
+ Sắp xếp dữ liệu chính,
+ Ghi lại dữ liệu truy xuất nguồn gốc,
+ Yêu cầu truy xuất,
+ Sử dụng thông tin.
Nhà sản xuất khi tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm cần đáp ứng yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với nhà sản xuất được quy định tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989:2024 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm. Cụ thể, nhà sản xuất thực hiện các công việc sau:
- Gắn các mã truy vết (GTIN) cho bao bì ở cấp đơn vị (vật chứa sơ cấp).
- Lựa chọn kỹ thuật AIDC và vật mang dữ liệu để áp dụng cho các cấp bậc sản phẩm.
- Dữ liệu chính của sản phẩm được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu sản phẩm và được kết nối với GTIN liên quan,
- Nhà sản xuất phải thể hiện số lô/mẻ tương ứng và/hoặc ngày hết hạn ở định dạng người có thể đọc được.
Để cho phép thu thập và xử lý dữ liệu nhanh hơn và chính xác, nhà cung cấp có thể mã hóa thông tin này mỗi cấp độ đóng gói.
- Gắn mã SSCC cho đơn vị vận chuyển (pallet).
Mã SSCC phải đơn nhất trong chuỗi, cho phép truy xuất nguồn gốc đơn vị vận chuyển từ khi rời kho cho đến khi đến các đối tác phía sau trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, SSCC được kết nối với các thông tin thiết yếu như GTIN, số lô / mẻ. Khi hàng hóa rời khỏi địa điểm của nhà sản xuất, nhà sản xuất gửi một thông báo gửi hàng - có chứa SSCC - cho khách hàng để cung cấp cho nhà bán buôn / nhà phân phối thông tin liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?