Được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tối đa bao nhiêu ngày? Thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm là bao lâu?
Được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
...
Như vậy, theo quy định hiện nay, việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được thực hiện như sau:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng: Tối đa 15 ngày;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Tối đa 30 ngày.
Lưu ý: khi Chánh án Tòa án quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Tải Mẫu quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử tại đây:
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự là bao lâu?
Theo Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự là 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Trường hợp nào sẽ tạm đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử?
Căn cứ theo Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
(1) Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể là:
- Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
- Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
(2) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án.
(3) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
Lưu ý: Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?