Được đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 trong chùa không? Đốt vàng mã trong chùa có bị phạt tiền hay không?

Được đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 trong chùa không? Đốt vàng mã trong chùa có bị phạt tiền hay không? Rằm tháng 7 có được nghỉ làm không theo quy định? Con cái có bổn phận gì trong ngày Vu Lan báo hiếu (rằm tháng 7)?

Được đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 trong chùa không? Đốt vàng mã trong chùa có bị phạt tiền hay không?

Hiện nay không có văn bản nào quy định về việc có được đốt vàng mã trong chùa hay không. Tuy nhiên, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam
...

Đồng thời, căn cứ Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...

Như vậy, theo quy định trên, có thể thấy nếu như người dân đốt vàng mã cúng cô hồn trong chùa vào rằm tháng 7 không đúng nơi quy định thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Người dân đốt vàng mã cúng cô hồn vào rằm tháng 7 không đúng nơi quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Được đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 trong chùa không? Đốt vàng mã trong chùa có bị phạt tiền hay không? (hình từ internet)

Rằm tháng 7 là ngày mấy dương? Rằm tháng 7 có được nghỉ làm không?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Ngoài ra theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...

Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, rằm tháng 7 không phải là ngày nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương của người lao động, trừ trường hợp người lao động có ngày nghỉ hàng tuần rơi vào ngày này.

Tuy nhiên, nếu người lao động muốn nghỉ làm vào ngày này thì có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ hoặc cũng có thể xin nghỉ không hưởng lương.

Con cái có bổn phận gì trong ngày Vu Lan báo hiếu (rằm tháng 7)?

Theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Theo đó, không chỉ riêng vào ngày Vu Lan báo hiếu (rằm tháng 7) mà ngay cả những ngày thường con cái vẫn phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Rằm tháng 7
Đốt vàng mã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Rằm tháng 7 là Lễ Vu Lan báo hiếu? Rằm tháng 7 nghỉ làm có lương không? Đi làm ngày Rằm tháng 7 có được thưởng không?
Pháp luật
Rằm tháng 7 người dân không được đốt vàng mã ở đâu theo quy định của pháp luật? Có được cúng Rằm tháng 7 và tham gia Lễ Vu Lan hay không?
Pháp luật
Được đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 trong chùa không? Đốt vàng mã trong chùa có bị phạt tiền hay không?
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng 7 2024? Tháng 7 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Lưu ý đốt vàng mã cúng rằm tháng 7? Tăng giá hoa quả cúng rằm tháng 7 bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đơn giản thế nào?
Pháp luật
Rằm tháng 7 Âm lịch 2024 là ngày mấy dương lịch? Thắp hương, đốt vàng mã cúng cô hồn vào rằm tháng 7 có bị phạt tiền không?
Pháp luật
Mâm cúng chay Rằm tháng 7 đơn giản? Mâm cúng chay rằm tháng 7 ngoài trời gồm những thức gì?
Pháp luật
Rằm tháng 7 là ngày gì? Người dân được đốt vàng mã cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 hay không? Rằm tháng 7 2024 thứ mấy?
Pháp luật
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào? Rằm tháng 7 năm 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rằm tháng 7
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
259 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rằm tháng 7 Đốt vàng mã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rằm tháng 7 Xem toàn bộ văn bản về Đốt vàng mã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào