Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm được quy định như thế nào và ai có quyền bãi bỏ tình trạng khẩn cấp khi hết dịch?
- Ai có quyền bãi bỏ tình trạng khẩn cấp khi hết dịch bệnh truyền nhiễm?
- Ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung nào?
- Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm được pháp luật quy định như thế nào?
- Ai có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm?
Ai có quyền bãi bỏ tình trạng khẩn cấp khi hết dịch bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Thẩm quyền bãi bỏ tình trạng khẩn cấp khi hết dịch
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hoặc Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ tình trạng khẩn cấp do mình ban bố khi dịch đã được chặn đứng hoặc dập tắt.
Theo đó, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hoặc Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ tình trạng khẩn cấp do mình ban bố khi dịch đã được chặn đứng hoặc dập tắt.
Tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)
Ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung nào?
Tại Điều 43 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch
1. Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp.
2. Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp.
3. Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp.
4. Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng
khẩn cấp.
Như vậy, ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm những nội dung sau:
- Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp.
- Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp.
- Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp.
- Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng
khẩn cấp.
Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 45 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch
1. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch; đăng toàn văn nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch.
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng.
2. Các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch và quá trình khắc phục hậu quả dịch.
Theo đó, đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm được pháp luật quy định như sau:
- Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm.
Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch; đăng toàn văn nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch.
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng.
- Các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch và quá trình khắc phục hậu quả dịch.
Ai có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nguyên tắc và thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch
...
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.
Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?