Dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế bao gồm những loại văn bản nào theo quy định?
Dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế bao gồm những loại văn bản nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy chế cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định dự thảo văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành, ban hành kèm theo Quyết định 1033/QĐ-TCT năm 2018 như sau:
Các loại văn bản phải cấp ý kiến pháp lý thẩm định
1. Dự thảo văn bản đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là QPPL) về thuế do Tổng cục Thuế soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành, bao gồm:
1.1. Luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1.2. Nghị quyết của Quốc hội thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
1.3. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội.
1.4. Nghị định của Chính phủ (trừ nghị định quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước).
...
Như vậy, theo quy chế trên thì dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế bao gồm những loại văn bản được nêu tại quy định trên.
Dự thảo
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về thuế do Tổng cục Thuế soạn thảo có bao gồm luật và nghị quyết hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy chế cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định dự thảo văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành, ban hành kèm theo Quyết định 1033/QĐ-TCT năm 2018 như sau:
Các loại văn bản phải cấp ý kiến pháp lý thẩm định
...
2. Dự thảo văn bản QPPL về thuế do Tổng cục Thuế soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành, bao gồm:
2.1. Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
2.2. Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.3. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
...
Như vậy, theo quy định trên thì dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về thuế do Tổng cục Thuế soạn thảo trong đó sẽ có bao gồm cả Luật và Nghị quyết của Quốc hội.
Dự thảo văn bản hành chính do cơ quan Thuế ban hành có bao gồm quy trình nghiệp vụ hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Quy chế cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định dự thảo văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành, ban hành kèm theo Quyết định 1033/QĐ-TCT năm 2018 như sau:
Các loại văn bản phải cấp ý kiến pháp lý thẩm định
...
3. Dự thảo văn bản hành chính do cơ quan Thuế các cấp ban hành, bao gồm:
3.1. Dự thảo quyết định ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ.
3.2. Dự thảo văn bản hành chính về các nội dung:
a) Miễn thuế, giảm thuế (trừ trường hợp miễn thuế đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống; miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế được miễn từ năm mươi nghìn đồng trở xuống và miễn, giảm thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ngừng, nghỉ kinh doanh có thời hạn).
b) Ấn định thuế.
c) Xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế.
d) Hoàn thuế (trừ hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân có số tiền thuế đề nghị hoàn từ mười triệu đồng trở xuống).
đ) Giải quyết khiếu nại về thuế.
e) Xử lý thuế qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế trong các trường hợp:
- Đoàn thanh tra, kiểm tra và người nộp thuế (được thanh tra, kiểm tra) còn có ý kiến khác nhau về áp dụng quy định pháp luật thuế; người nộp thuế không thống nhất với ý kiến kết luận của Đoàn thanh tra, kiểm tra;
- Nội dung thực hiện thanh tra, kiểm tra khác (tăng hoặc giảm) so với yếu tố rủi ro phát hiện trước khi thực hiện thanh tra, kiểm tra và Thủ trưởng cơ quan thuế yêu cầu thẩm định;
- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra có đơn tố cáo về việc thanh tra, kiểm tra;
- Phải thực hiện gia hạn thời gian thanh tra, kiểm tra do phạm vi rộng, nội dung phức tạp;
- Hồ sơ thanh tra, kiểm tra phải xin ý kiến cấp trên có thẩm quyền; xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị khác ngoài cơ quan thuế trước khi xử lý;
- Kết quả thanh tra, kiểm tra có xử lý truy hoàn thuế giá trị gia tăng; truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp do xác định lại ưu đãi miễn thuế, giảm thuế;
g) Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (trừ trường hợp áp dụng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, biện pháp khấu trừ một phần thu nhập, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề).
3.3. Dự thảo văn bản hành chính hướng dẫn thực hiện các văn bản QPPL về thuế có phạm vi áp dụng trên toàn quốc đối với các văn bản do Tổng cục Thuế ban hành, trên toàn địa phương đối với các văn bản do Cục thuế, Chi cục Thuế ban hành (sau đây gọi là văn bản hướng dẫn chung); dự thảo văn bản hành chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các Điều ước quốc tế về thuế mà Việt Nam đã ký kết.
3.4. Dự thảo văn bản gửi cơ quan tiến hành tố tụng về các vụ án hành chính, dân sự, hình sự về thuế.
4. Dự thảo văn bản hành chính khác do Thủ trưởng cơ quan Thuế trực tiếp yêu cầu thẩm định.
Như vậy, theo quy định trên thì dự thảo văn bản hành chính do cơ quan Thuế ban hành sẽ bao gồm dự thảo quyết định ban hành quy chế và quy trình nghiệp vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?