Dữ liệu không gian địa lý là gì? Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia được xây dựng gồm những nội dung nào?
Dữ liệu không gian địa lý là gì?
Dữ liệu không gian địa lý được giải thích tại khoản 14 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 như sau:
Dữ liệu không gian địa lý là dữ liệu về vị trí địa lý và thuộc tính của đối tượng địa lý.
Theo đó, dữ liệu không gian địa lý là dữ liệu về vị trí địa lý và thuộc tính của đối tượng địa lý.
Dữ liệu không gian địa lý là gì? (Hình từ Internet)
Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia được xây dựng gồm những nội dung nào?
Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia được xây dựng gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 như sau:
Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
1. Nội dung xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm:
a) Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
b) Xây dựng cơ chế, chính sách, nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
c) Lựa chọn và phát triển công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
d) Xây dựng, tích hợp dữ liệu không gian địa lý;
đ) Xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam và các ứng dụng, dịch vụ dữ liệu không gian địa lý.
2. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
3. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định như sau:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia trình Chính phủ phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tích hợp dữ liệu không gian địa lý quốc gia; xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai chiến lược phát triển, kế hoạch thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia theo thẩm quyền.
5. Tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, phát triển dữ liệu không gian địa lý theo quy định của pháp luật.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia được xây dựng gồm những nội dung sau đây:
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
- Xây dựng cơ chế, chính sách, nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
- Lựa chọn và phát triển công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;
- Xây dựng, tích hợp dữ liệu không gian địa lý;
- Xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam và các ứng dụng, dịch vụ dữ liệu không gian địa lý.
Dữ liệu không gian địa lý quốc gia gồm những gì?
Dữ liệu không gian địa lý quốc gia gồm những dữ liệu được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 như sau:
Dữ liệu không gian địa lý quốc gia
1. Dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành.
2. Dữ liệu khung là dữ liệu nền tảng để xây dựng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Dữ liệu khung bao gồm:
a) Dữ liệu về hệ thống các điểm gốc đo đạc quốc gia, các mạng lưới đo đạc quốc gia;
b) Dữ liệu nền địa lý quốc gia, dữ liệu bản đồ địa hình quốc gia;
c) Dữ liệu ảnh hàng không, dữ liệu ảnh viễn thám;
d) Dữ liệu bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;
đ) Dữ liệu bản đồ địa giới hành chính;
e) Dữ liệu địa danh;
g) Dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều này do Chính phủ quy định.
3. Dữ liệu chuyên ngành là dữ liệu được sử dụng chung. Dữ liệu chuyên ngành bao gồm các nhóm cơ bản sau đây:
a) Dữ liệu địa chính;
b) Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
c) Dữ liệu bản đồ điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
d) Dữ liệu bản đồ địa chất, khoáng sản;
đ) Dữ liệu bản đồ thổ nhưỡng;
e) Dữ liệu bản đồ hiện trạng rừng;
g) Dữ liệu bản đồ hiện trạng công trình ngầm;
h) Dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng;
i) Dữ liệu hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải, vùng biển;
k) Dữ liệu bản đồ về phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
l) Dữ liệu bản đồ giao thông;
m) Dữ liệu bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;
n) Các nhóm dữ liệu bản đồ chuyên ngành khác do Chính phủ quy định bảo đảm sự đồng bộ của dữ liệu không gian địa lý quốc gia, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước theo từng giai đoạn.
4. Dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành được mô tả bằng siêu dữ liệu. Siêu dữ liệu bao gồm các nhóm thông tin sau đây:
a) Phạm vi, thời gian, tổ chức, cá nhân xây dựng, cập nhật, lưu trữ dữ liệu;
b) Sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Chất lượng và giá trị pháp lý của dữ liệu;
d) Phương thức truy cập, trao đổi, sử dụng dữ liệu và dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý.
Như vậy, dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?