Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra được doanh nghiệp trong nước lưu trữ có phải là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra được doanh nghiệp trong nước lưu trữ có phải là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay không? Câu hỏi của anh K.H.G đến từ TP.HCM.

Doanh nghiệp trong nước có bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì Doanh nghiệp trong nước lưu trữ dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 53/2022/NĐ-CP tại Việt Nam, cụ thể như sau:

Lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
1. Dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam:
a) Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
b) Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: Tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu;
c) Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
2. Doanh nghiệp trong nước lưu trữ dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại Việt Nam.

Như vậy, dựa vào quy định trên, doanh nghiệp trong nước phải lưu trữ dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: Tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu.

Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra được doanh nghiệp trong nước lưu trữ có phải là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay không?

Lưu trữ dữ liệu

Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra được doanh nghiệp trong nước lưu trữ có phải là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại điểm khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về dữ liệu nhạy cảm như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:
a) Quan điểm ​​chính trị, quan điểm tôn giáo;
b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra được định nghĩa là dữ liệu về thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự phản ánh quá trình tham gia, hoạt động, sử dụng không gian mạng của người sử dụng dịch vụ và các thông tin về thiết bị, dịch vụ mạng sử dụng để kết nối với không gian mạng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, như đã phân tích ở trên thì doanh nghiệp trong nước phải lưu trữ dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: Tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu.

Như vậy, Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra được doanh nghiệp trong nước lưu trữ có thể được xem là dữ liệu cá nhân nhạy cảm nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.

Từ đó, doanh nghiệp cần rà soát và phân loại các loại dữ liệu mà mình phải lưu trữ để có thể có biện pháp xử lý dữ liệu phù hợp.

Việc hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?

Việc hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định tại Điều 7 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:

- Xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho việc thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Tham gia tương trợ tư pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân của các quốc gia khác, bao gồm thông báo, đề nghị khiếu nại, trợ giúp điều tra và trao đổi thông tin, với các biện pháp bảo vệ thích hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc thực thi pháp luật để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Tổ chức các cuộc gặp song phương, đa phương, trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Chuyển giao công nghệ phục vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dữ liệu cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân được thể hiện bằng ngôn ngữ gì? Việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em là gì? Khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em cần phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân dành cho tổ chức là mẫu nào? Tổ chức phát hiện hành vi vi phạm có được báo ngay cho Cục An ninh mạng không?
Pháp luật
Nơi ở hiện tại của cá nhân được xếp vào dữ liệu cá nhân cơ bản hay dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định?
Pháp luật
Doanh nghiệp công khai địa chỉ liên hệ của Tổng giám đốc trên hợp đồng giao kết với khách hàng có phải thông báo xử lý dữ liệu cá nhân cho Tổng giám đốc không?
Pháp luật
Hình ảnh cá nhân trên Facebook có phải dữ liệu cá nhân hay không và sẽ được bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Mống mắt là gì? Mống mắt là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Thông tin liên quan đến nguồn gốc dân tộc là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?
Pháp luật
Số điện thoại của cá nhân được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản theo quy định?
Pháp luật
Dữ liệu cá nhân có được mua bán hay không? Chủ thể dữ liệu có được yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dữ liệu cá nhân
1,415 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dữ liệu cá nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào