Dữ liệu BIM là gì trong xây dựng? Quy định ứng dụng BIM trong xây dựng theo Nghị định 175 chi tiết?
Dữ liệu BIM là gì trong xây dựng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và các giải pháp công nghệ số:
Theo đó, Dữ liệu BIM là tài nguyên số được tạo lập, quản lý và khai thác trong quá trình thực hiện dự án xây dựng.
Phạm vi, nội dung thực hiện và các yêu cầu thông tin cần thiết của BIM đối với công trình được áp dụng BIM sẽ được thực hiện theo thỏa thuận được nêu tại hợp đồng của các bên có liên quan tại từng giai đoạn của dự án và đáp ứng yêu cầu tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
>>> Xem thêm: Nghị định thay thế Nghị định 15? Nghị định 15 còn hiệu lực không? Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất?
Dữ liệu BIM là gì trong xây dựng? Quy định ứng dụng BIM trong xây dựng theo Nghị định 175 chi tiết? (Hình từ Internet)
Quy định ứng dụng BIM trong xây dựng theo Nghị định 175 chi tiết?
Quy định ứng dụng BIM trong xây dựng được quy định tại Điều 8 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Việc áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng được quy định như sau:
(i) Áp dụng đối với dự án có quy mô từ nhóm B trở lên ở thời điểm bắt đầu chuẩn bị dự án và chỉ yêu cầu áp dụng đối với công trình xây dựng mới từ cấp II trở lên thuộc dự án;
(ii) Đối với các công trình không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này, khuyến khích chủ đầu tư chủ động áp dụng BIM trong đầu tư xây dựng và cung cấp tập tin BIM theo quy định tại khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 8 Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
(2) Đối với các công trình quy định tại (1), ngoài các hồ sơ trình thẩm định, cấp phép xây dựng theo quy định của Nghị định 175/2024/NĐ-CP, chủ đầu tư (hoặc người đề nghị thẩm định) có trách nhiệm cung cấp dữ liệu BIM của công trình theo các định dạng gốc và định dạng chuẩn IFC 4.0 hoặc các định dạng mở khác phù hợp với đặc thù, tính chất của công trình bằng các thiết bị lưu trữ phổ biến.
Dữ liệu BIM có thể bao gồm nhiều tệp tin nhưng dung lượng của mỗi tệp tin không quá 500 MB.
Nội dung dữ liệu BIM nộp cho cơ quan chuyên môn về xây dựng phải có các thông tin thể hiện được vị trí, hình dạng không gian ba chiều của công trình, trong đó thể hiện đầy đủ kích thước chủ yếu các bộ phận chính của công trình.
(3) Việc sử dụng mô hình BIM để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về công trình xây dựng thực hiện như sau:
(i) Cơ quan chuyên môn về xây dựng được sử dụng dữ liệu BIM để hỗ trợ trong quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng;
(ii) Đối với công trình xây dựng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I thuộc đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi bổ sung tại khoản 24 Điều 11 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và các công trình có yêu cầu phải thẩm tra thiết kế trong quá trình thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Nghị định 175/2024/NĐ-CP, tại kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình cần có đánh giá của đơn vị tư vấn thẩm tra về tính thống nhất của mô hình BIM với các kết quả tính toán, thiết kế thể hiện tại hồ sơ nộp thực hiện thủ tục hành chính;
(iii) Chủ đầu tư có trách nhiệm cập nhật tệp tin BIM trong hồ sơ thiết kế vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định về cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng.
(4) Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư xây dựng.
(5) Bộ Xây dựng ban hành quyết định hướng dẫn việc áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng.
Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành ban hành quyết định hướng dẫn chi tiết áp dụng BIM theo các giai đoạn của dự án thuộc chuyên ngành do mình quản lý.
Đối tượng áp dụng Nghị định 175?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng Nghị định 175 như sau:
(1) Nghị định 175/2024/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
(2) Các tổ chức, cá nhân trong nước hoạt động đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện theo quy định riêng tại Mục 2 Chương V Nghị định 175/2024/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan.
(3) Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định của Nghị định 175/2024/NĐ-CP và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá hợp quy sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 được thực hiện theo phương thức nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em mới nhất? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thì thời gian nộp lệ phí môn bài khi hết thời gian được miễn như thế nào?
- Định mức thiết bị là gì? Định mức thiết bị trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được xác định như thế nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất theo Thông tư 11? Hồ sơ xếp hạng gồm gì?