Du học sinh đi du học bằng nguồn học bổng từ doanh nghiệp tư nhân thì được gọi là gì? Những tổ chức tư vấn du học cho du học sinh này có quyền và trách nhiệm gì?
Du học sinh ra nước ngoài học tập nhờ học bổng của doanh nghiệp tư nhân thuộc diện du học sinh nào?
Du học sinh ra nước ngoài học tập nhờ học bổng của doanh nghiệp tư nhân thuộc diện du học sinh nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"1. Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước là công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được nhận toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập từ một hoặc nhiều nguồn trong các nguồn kinh phí sau đây:
a) Học bổng ngân sách nhà nước cấp trong khuôn khổ hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài;
b) Học bổng ngân sách nhà nước cấp thông qua các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Học bổng do Chính phủ nước ngoài, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), chính quyền các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân tài trợ thông qua Chính phủ Việt Nam (sau đây gọi chung là học bổng do phía nước ngoài đài thọ).
2. Du học sinh học bổng khác là công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được nhận toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ không phải từ nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này."
Có thể thấy, trường hợp của em bạn thuộc nhóm du học sinh học bổng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quyền và trách nhiệm của du học sinh học bổng khác được quy định như thế nào?
(1) Quyền của du học sinh học bổng khác: quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 86/2021/NĐ-CP
a) Du học sinh học bổng khác có các quyền theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
b) Được tiếp nhận các hỗ trợ liên quan đến việc học tập do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ (không phải bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước).
(2) Trách nhiệm của du học sinh học bổng khác: quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 86/2021/NĐ-CP
a) Có trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại các điểm a, b, c, h, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định này;
b) Thực hiện theo thỏa thuận hợp pháp với tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng;
c) Thực hiện theo các quy định của cơ sở giáo dục Việt Nam, cơ sở giáo dục nước ngoài đối với trường hợp du học sinh ra nước ngoài học tập theo thỏa thuận hợp tác đào tạo được ký kết giữa cơ sở giáo dục Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài;
d) Thực hiện theo thỏa thuận với cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có), thực hiện báo cáo và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) trong quá trình học tập tại nước ngoài;
đ) Không ở lại nước ngoài trái phép sau khi kết thúc chương trình học tập.
Những tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có những quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 86/2021/NĐ-CP, quyền và trách nhiệm của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được quy định như sau:
(1) Quyền của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
a) Được ký kết hợp đồng đại diện tuyển sinh với các cơ sở giáo dục nước ngoài;
b) Được công khai thông tin tổ chức tại trang thông tin điện tử của cơ quan cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
c) Được thực hiện các quyền của doanh nghiệp mà không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận tại hợp đồng tư vấn du học.
(2) Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
a) Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định;
b) Triển khai hoạt động tư vấn du học chậm nhất trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
c) Tư vấn thông tin trung thực, chính xác về các điều kiện liên quan đến tình trạng kiểm định chất lượng của chương trình giáo dục và cơ sở giáo dục nước ngoài; học phí và sinh hoạt phí dự kiến và các loại phí liên quan; điều kiện sinh sống, chính sách làm thêm giờ theo quy định của nước tiếp nhận du học sinh; nhưng khó khăn, rủi ro và bất trắc có thể gặp phải trong quá trình du học;
d) Ký hợp đồng tư vấn du học với người có nhu cầu đi du học hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp theo nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Nội dung hợp đồng tư vấn du học phải ghi rõ ngành, nghề học, tên trường, nước đến học, thời hạn học tập, văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp; các khoản chi phí, thù lao liên quan đến dịch vụ tư vấn du học mà người học, cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp; quyền lợi, trách nhiệm và cam kết của mỗi bên; biện pháp xử lý rủi ro;
- Chỉ ký hợp đồng tư vấn du học; không ký hợp đồng vừa đi du học vừa đi làm việc.
đ) Không ủy quyền hoặc nhận ủy quyền của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học khác để triển khai kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cho người có nhu cầu đi du học ở nước ngoài;
e) Thực hiện niêm yết công khai thông tin tại trụ sở và tại trang thông tin điện tử của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin và nội dung công khai dưới đây.
- Quyết định thành lập tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Danh sách nhân viên trực tiếp tư vấn du học gồm tên tuổi, văn bằng, chứng chỉ đáp ứng theo quy định của pháp luật, trong đó nhân viên phải qua đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học và được cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
- Thông tin liên quan đến ngành nghề, chương trình đào tạo, tình trạng kiểm định hoặc công nhận chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục nước ngoài đã ký thỏa thuận hợp tác hoặc đại diện tuyển sinh với tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
- Thông tin về các khoản học phí và sinh hoạt phí, các khoản phí dịch vụ;
- Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đã gửi cơ quan quản lý hàng năm.
g) Giữ mối liên hệ, phối hợp với cơ sở giáo dục nước ngoài, theo dõi và hỗ trợ du học sinh trong suốt thời gian học tập ở nước ngoài; đôn đốc du học sinh cập nhật thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của du học sinh;
h) Lưu trữ hồ sơ gửi công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập trong suốt quá trình du học sinh học tập ở nước ngoài và tiếp tục giữ mối liên hệ với du học sinh sau khi tốt nghiệp, cung cấp thông tin đánh giá về hiệu quả của việc tư vấn công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu;
i) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Như vậy, du học sinh đi du học từ nguồn học bổng của doanh nghiệp tư nhân được xếp vào nhóm du học sinh học bổng khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của du học sinh học bổng khác và tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có những quyền và trách nhiệm cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?