Dự án muốn được hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường gồm các điều kiện nào?
- Dự án muốn được hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường gồm các điều kiện nào?
- Việc hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường có cần phải hoàn trả không?
- Hồ sơ lần đầu làm cơ sở đăng ký kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường gồm các tài liệu nào?
- Chủ đầu tư dự án không gửi hồ sơ lần đầu làm cơ sở đăng ký kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường thì có bị từ chối hỗ trợ vốn không?
Dự án muốn được hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường gồm các điều kiện nào?
Dự án muốn được hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường gồm các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 12/2017/TT-BTC như sau:
Đối tượng hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ, mức vốn hỗ trợ
1. Đối tượng được hỗ trợ vốn:
Chủ đầu tư Dự án.
2. Điều kiện được hỗ trợ vốn:
Dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Dự án hoạt động theo quy định tại Khoản 11 Phụ lục III, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP;
b) Dự án được lập, thẩm định, phê duyệt hoặc cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (sau đây viết tắt là GCNĐKĐT) đối với các trường hợp phải cấp GCNĐKĐT theo đúng quy định của pháp luật;
c) Dự án đã hoàn thành, nghiệm thu, quyết toán;
d) Dự án đã kết thúc thời gian chạy thử và đủ điều kiện vận hành bình thường.
3. Mức vốn hỗ trợ:
Bằng 10% tổng vốn đầu tư thiết bị triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường của Dự án theo báo cáo quyết toán của Chủ đầu tư được phê duyệt sau khi đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập hoạt động theo pháp luật của Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì dự án muốn được hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường gồm các điều kiện sau:
- Dự án hoạt động theo quy định tại Khoản 11 Phụ lục III, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP;
- Dự án được lập, thẩm định, phê duyệt hoặc cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (sau đây viết tắt là GCNĐKĐT) đối với các trường hợp phải cấp GCNĐKĐT theo đúng quy định của pháp luật;
- Dự án đã hoàn thành, nghiệm thu, quyết toán;
- Dự án đã kết thúc thời gian chạy thử và đủ điều kiện vận hành bình thường.
Dự án muốn được hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường gồm các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Việc hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường có cần phải hoàn trả không?
Việc hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường có cần phải hoàn trả không, thì theo quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2017/TT-BTC như sau:
Hình thức hỗ trợ
Dự án được hỗ trợ vốn sau đầu tư một (01) lần, không phải hoàn trả.
Như vậy, theo quy định trên thì việc hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường không cần phải hoàn trả.
Hồ sơ lần đầu làm cơ sở đăng ký kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ lần đầu làm cơ sở đăng ký kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 12/2017/TT-BTC như sau:
Lập kế hoạch vốn hỗ trợ
1. Chủ đầu tư gửi Quỹ BVMTVN hồ sơ lần đầu làm cơ sở đăng ký kế hoạch hỗ trợ vốn, bao gồm:
a) Văn bản đăng ký hỗ trợ vốn, gồm các thông tin cơ bản về:
- Chủ đầu tư;
- Dự án:
+ Tên Dự án;
+ Địa điểm thực hiện;
+ Tổng mức đầu tư;
+ Tổng giá trị thiết bị triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường của Dự án;
+ Thời gian thực hiện - hoàn thành dự án;
+ Thời gian chạy thử - kết thúc chạy thử; đủ điều kiện vận hành bình thường;
+ Thời gian đề nghị hỗ trợ vốn (năm);
+ Mức vốn đề nghị hỗ trợ.
b) Quyết định phê duyệt Dự án hoặc GCNĐKĐT, kèm hồ sơ Dự án.
c) Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích áp dụng trong Dự án (bản sao, có công chứng).
Ba loại hồ sơ trên chỉ gửi một (01) lần. Trường hợp Dự án có điều chỉnh, bổ sung thì Chủ đầu tư gửi bổ sung hồ sơ liên quan.
2. Căn cứ hồ sơ gửi lần đầu quy định tại Khoản 1, Điều này của Thông tư; Quỹ BVMTVN tổng hợp và thực hiện theo quy định tại Mục a, Khoản 2, Điều 7 Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg và quy định tại Mục b, Khoản 3, Điều 17 Thông tư số 132/2015/TT-BTC.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ lần đầu làm cơ sở đăng ký kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đăng ký hỗ trợ vốn
- Quyết định phê duyệt Dự án hoặc GCNĐKĐT, kèm hồ sơ Dự án.
- Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích áp dụng trong Dự án (bản sao, có công chứng).
Chủ đầu tư dự án không gửi hồ sơ lần đầu làm cơ sở đăng ký kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường thì có bị từ chối hỗ trợ vốn không?
Chủ đầu tư dự án không gửi hồ sơ lần đầu làm cơ sở đăng ký kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường thì có bị từ chối hỗ trợ vốn không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BTC như sau:
Các trường hợp từ chối hỗ trợ vốn
Quỹ BVMTVN được từ chối hỗ trợ vốn các Dự án thuộc một trong các trường hợp không đúng quy định tại Thông tư này, cụ thể là:
1. Không thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng quy định tại Điều 1.
2. Không thuộc đối tượng hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 2.
3. Không đủ điều kiện hỗ trợ quy định tại Khoản 2 Điều 2.
4. Không gửi hồ sơ lần đầu quy định tại Khoản 1 Điều 6.
5. Không gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ vốn quy định tại Điều 7.
Trường hợp từ chối hỗ trợ vốn, Quỹ BVMTVN thông báo bằng văn bản tới Chủ đầu tư (đồng thời gửi Bộ Tài chính, Bộ TN&MT) về lý do và số vốn từ chối hỗ trợ.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ đầu tư dự án không gửi hồ sơ lần đầu làm cơ sở đăng ký kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường thì bị từ chối hỗ trợ vốn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?