Dự án khai quật khảo cổ được lập như thế nào? Tổ chức, cá nhân khi thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm gì?
Dự án khai quật khảo cổ được lập như thế nào?
Theo Điều 16 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:
Lập dự án khai quật khảo cổ
1. Trường hợp diện tích khai quật khảo cổ từ 1.000m2 trở lên, tổ chức chủ trì khai quật khảo cổ phải xây dựng dự án khai quật khảo cổ để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, thoả thuận trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp diện tích khai quật khảo cổ dưới 1.000m2, tổ chức chủ trì khai quật khảo cổ phải xây dựng kế hoạch khai quật và dự toán kinh phí để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương xem xét, phê duyệt hoặc thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp kinh phí khai quật của địa phương).
3. Trường hợp khai quật di sản văn hoá dưới nước, thực hiện theo quy định tại Nghị định 86/2005/NĐ-CP.
Theo đó,
- Trường hợp diện tích khai quật khảo cổ từ 1.000m2 trở lên, tổ chức chủ trì khai quật khảo cổ phải xây dựng dự án khai quật khảo cổ để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, thoả thuận trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp diện tích khai quật khảo cổ dưới 1.000m2, tổ chức chủ trì khai quật khảo cổ phải xây dựng kế hoạch khai quật và dự toán kinh phí để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương xem xét, phê duyệt hoặc thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp kinh phí khai quật của địa phương).
- Trường hợp khai quật di sản văn hoá dưới nước, thực hiện theo quy định tại Nghị định 86/2005/NĐ-CP.
Tổ chức, cá nhân khi thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 15 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định cụ thể:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thăm dò, khai quật khảo cổ
1. Thực hiện việc thăm dò, khai quật khảo cổ đúng với nội dung ghi trong giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ. Trong trường hợp thay đổi tổ chức hoặc người chủ trì khai quật, thời gian khai quật và điều chỉnh diện tích khai quật thì tổ chức được cấp giấy phép phải có văn bản đề nghị và phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
2. Thực hiện đúng quy trình khai quật khảo cổ quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
3. Tổ chức được cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ và người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm xây dựng báo cáo sơ bộ và hồ sơ khai quật khảo cổ.
4. Thu giữ, bảo quản và bàn giao đầy đủ di vật khảo cổ thu thập được và hồ sơ khai quật khảo cổ cho cơ quan được giao trách nhiệm bảo quản, gìn giữ di vật ghi trong giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
5. Tuyên trauyền để nhân dân địa phương nơi có địa điểm khảo cổ hiểu về ý nghĩa, giá trị của di sản văn hoá và ý thức trách nhiệm tham gia bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương.
6. Bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên nơi khai quật khảo cổ.
7. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Văn hóa và Thông tin và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ, xử lý hiện vật phục vụ việc nghiên cứu, phát huy giá trị lâu dài tại bảo tàng hoặc địa điểm khảo cổ.
8. Không công bố và phổ biến những kết luận về địa điểm khai quật khi chưa có sự thoả thuận bằng văn bản của Cục Di sản văn hoá.
Theo đó, tổ chức, cá nhân khi thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm như trên.
Khai quật khảo cổ (Hình từ Internet)
Công tác khai quật khảo cổ theo các bước nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:
- Lập sơ đồ chính xác khu vực khai quật khảo cổ;
- Dọn dẹp mặt bằng khai quật;
- Tiến hành khai quật theo địa tầng;
Lập bản vẽ tọa độ, chụp ảnh di vật, dấu vết kiến trúc và mộ táng phát hiện được trong khi khai quật và làm “Phiếu hiện vật” (mẫu Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Quy chế này);
- Phân loại sơ bộ di vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ;
- Ghi nhật ký quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ.
Người phụ trách thăm dò, khai quật hàng ngày phải ghi chép vào Sổ nhật ký khai quật khảo cổ những nhận xét về kết cấu và diễn biến địa tầng, sự phân bố các di vật tìm thấy và những quan sát, nhận xét khoa học khác để làm cơ sở cho việc viết báo cáo khoa học và nghiên cứu lâu dài về địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.
Trong trường hợp công trường khai quật có quy mô rộng lớn gồm nhiều hố khai quật thì mỗi hố khai quật phải có Sổ nhật ký khai quật khảo cổ riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?