Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng không? Nếu có thì chủ đầu tư dự án đáp ứng điều kiện nào?
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng không?
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 26/2015/TT-NHNN như sau:
Loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp để vay vốn theo quy định tại Thông tư này là một trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở, bao gồm:
1. Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo một công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở.
2. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn.
3. Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc dự án sử dụng đất hỗn hợp mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở.
4. Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Như vậy, theo quy định trên thì dự án đầu tư xây dựng khu đô thị được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng.
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng không? Nếu có thì chủ đầu tư dự án đáp ứng điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nào?
Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN như sau:
Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại tổ chức tín dụng
1. Chủ đầu tư được thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
b) Có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Là dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Chủ đầu tư được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Không nằm trong phần dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
đ) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
- Có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Là dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Hồ sơ thế chấp dự án đầu tư xây dựng khu đô thị gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ thế chấp dự án đầu tư xây dựng khu đô thị gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-NHNN như sau:
Hồ sơ thế chấp
Hồ sơ thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng bao gồm các giấy tờ sau đây:
1. Đối với tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
a) Hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
b) Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản gốc);
c) Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Các giấy tờ khác (nếu có).
2. Đối với tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai của chủ đầu tư xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ thế chấp dự án đầu tư xây dựng khu đô thị gồm những giấy tờ sau:
- Hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
- Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản gốc);
- Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
- Các giấy tờ khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?