Download mẫu biên bản trả lại hàng hóa mới nhất? Hoàn trả lại hàng hóa thì có phải lập hóa đơn không?
Biên bản trả lại hàng hóa là gì?
Biên bản trả lại hàng hóa là một tài liệu pháp lý được lập ra để ghi nhận việc trả lại hàng hóa giữa bên cung cấp (nhà sản xuất, nhà cung cấp) và bên nhận (khách hàng, đối tác). Biên bản này thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại khi hàng hóa không đạt yêu cầu chất lượng, không đúng đơn đặt hàng, hoặc có vấn đề khác khiến bên nhận không thể chấp nhận hàng hóa.
Thông thường, nội dung chính của biên bản trả lại hàng hóa bao gồm:
(1) Thông tin các bên:
Tên, địa chỉ, số điện thoại và thông tin liên lạc của bên cung cấp hàng hóa.
Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của bên nhận hàng hóa.
(2) Tiêu đề biên bản:
Tiêu đề rõ ràng, ví dụ: "Biên bản trả lại hàng hóa".
(3) Thông tin về hàng hóa:
Tên hàng hóa, mã hàng, số lô sản xuất, và các thông tin liên quan khác.
Số lượng hàng hóa được trả lại.
(4) Lý do trả lại hàng hóa:
Mô tả lý do cụ thể khiến hàng hóa bị trả lại, chẳng hạn như hàng hóa bị hỏng, không đúng mẫu mã, không đúng số lượng, hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
(5) Kết luận:
Tóm tắt lại tình trạng hàng hóa được trả lại và xác nhận rằng hàng hóa đã được trả lại cho bên cung cấp.
(6) Cam kết:
Cam kết của bên cung cấp về việc xử lý hàng hóa trả lại (ví dụ: đổi hàng, hoàn tiền, v.v.) nếu có thỏa thuận.
(7) Chữ ký:
Chữ ký của đại diện bên cung cấp và bên nhận hàng hóa để xác nhận nội dung biên bản.
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
XEM THÊM: Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán?
Download mẫu biên bản trả lại hàng hóa mới nhất? Hoàn trả lại hàng hóa thì có phải lập hóa đơn không? (Hình từ Internet)
Download mẫu biên bản trả lại hàng hóa mới nhất?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể mẫu biên bản trả lại hàng hóa.
Có thể tham khảo mẫu biên bản trả lại hàng hóa dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu biên bản trả lại hàng hóa
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hoàn trả lại hàng hóa thì có phải lập hóa đơn hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
2. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định này. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
...
Theo đó, về nguyên tắc, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định.
Do đó, khi hoàn trả hàng hóa vẫn phải lập hóa đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ được thực hiện mỗi năm mấy lần?
- Biển báo cấm đi ngược chiều là gì? Hình ảnh biển báo cấm đi ngược chiều? Lỗi đi ngược chiều 2025 phạt bao nhiêu?
- Nghị định 177, Nghị định 178 năm 2024 PDF? Tải về Nghị định 177, Nghị định 178 năm 2024 PDF ở đâu?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài mới nhất theo Thông tư 56?
- Lỗi gắn gương xe máy không có tác dụng, gương trang trí 2025 bị phạt bao nhiêu? Gương xe máy đạt chuẩn?