Download mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty mới nhất hiện nay?
- Download mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty mới nhất hiện nay?
- Chương trình và tài liệu họp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải được gửi trước ngày họp bao lâu?
- Biên bản họp hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty cần đảm bảo những nội dung chính nào?
Download mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty mới nhất hiện nay?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan chưa có quy định cụ thể về Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty.
Doanh nghiệp có thể tự soạn mẫu hoặc tham khảo Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty dưới đây:
Download mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty mới nhất Tải về
>> Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên mới nhất
Download mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Chương trình và tài liệu họp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải được gửi trước ngày họp bao lâu?
Đối chiếu với quy định tại khoản 5 Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2020 về triệu tập họp Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Theo đó, chương trình và tài liệu họp Hội đồng thành viên phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp.
Trong đó, tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua chiến lược phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày họp.
Thời hạn gửi các tài liệu khác do Điều lệ công ty quy định.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người triệu tập họp chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu họp, triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên.
Thành viên có quyền kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp bằng văn bản. Kiến nghị phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, chữ ký của thành viên kiến nghị hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ;
- Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
- Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình họp;
- Lý do kiến nghị.
Biên bản họp hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty cần đảm bảo những nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2020 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022), biên bản họp hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung chính sau:
(1) Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;
(2) Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên không dự họp;
(3) Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
(4) Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;
(5) Các quyết định được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng;
(6) Họ, tên và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có);
(7) Họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2020 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022).
Cụ thể tại khoản 3 quy định: Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên tham dự và đồng ý thông qua biên bản họp ký và có đầy đủ nội dung tại mục (1), (2), (3), (4), (5), (6) nêu trên. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp. Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên. Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký biên bản họp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quà Tết nên tặng gì? Những món quà Tết 2025 ý nghĩa nhất? Tết âm lịch 2025 vào ngày bao nhiêu?
- Mũ kêpi có thuộc trang phục của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân không? Công chức viên chức sử dụng mũ kêpi khi nào?
- Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đề ra mấy nhiệm vụ, giải pháp?
- Cá nhân hành nghề thừa phát lại khi không đủ điều kiện hành nghề bị xử lý hành chính như thế nào?
- Phụ lục định mức kinh tế kỹ thuật 17 dịch vụ tư vấn phòng chống HIV/AIDS mới nhất theo Thông tư 46?