Đốt vàng mã trong sân bay thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt đối với người này là bao lâu?
Đốt vàng mã trong sân bay thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 28 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay như sau:
Vi phạm quy định về phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đun nấu, đốt lửa trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay mà không được phép hoặc không đúng quy định;
b) Đốt hương, đốt nến, đốt vàng mã trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
c) Để vật phẩm nguy hiểm, chất dễ cháy trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay không đúng quy định;
d) Không trang bị hoặc trang bị các thiết bị phòng cháy và chữa cháy đã hết hạn kiểm định hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn trong nhà ga, khu vực hạn chế, trên phương tiện hoạt động trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
đ) Không thực hiện đúng nội quy phòng cháy, chữa cháy, phương án phòng cháy, chữa cháy trong cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo quy định;
e) Không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công, xây dựng công trình, hạng mục công trình tại cảng hàng không, sân bay, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
...
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, người đốt vàng mã trong sân bay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đốt vàng mã trong sân bay (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người đốt vàng mã trong sân bay là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung cho Chương I Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không là 01 năm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính về phí, lệ phí; quản lý giá; xây dựng các công trình hàng không; bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không; đất đai cảng hàng không, sân bay; kinh doanh hàng hóa tại cảng hàng không; buôn bán hàng cấm, hàng giả thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người đốt vàng mã trong sân bay là 01 năm.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt người đốt vàng mã trong sân bay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng như sau:
Nguyên tắc áp dụng
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân.
Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 162/2018/NĐ-CP, khoản 25 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 20 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này
...
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng với mức phạt tiền tối đa là 70.000.000 đồng đối với cá nhân, và 140.000.000 đồng đối với tổ chức.
Như vậy, người đốt vàng mã trong sân bay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?