Động vật rừng sau khi được tiếp nhận được xử lý theo hình thức nào? Động vật rừng được cứu hộ là những động vật nào?
- Động vật rừng sau khi được tiếp nhận được xử lý theo hình thức nào?
- Động vật rừng được cứu hộ là những động vật nào?
- Cần những điều kiện nào để cứu hộ động vật rừng sau khi tiếp nhận?
- Trình tự thực hiện cứu hộ động vật sau khi tiếp nhận được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan xử lý động vật rừng cần lưu giữ hồ sơ xử lý động vật rừng không?
Động vật rừng sau khi được tiếp nhận được xử lý theo hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT, có quy định về các hình thức xử lý động vật rừng như sau:
Các hình thức xử lý động vật rừng
1. Các hình thức xử lý động vật rừng:
a) Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;
b) Cứu hộ động vật rừng;
c) Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành;
d) Bán động vật rừng;
đ) Tiêu hủy động vật rừng.
2. Các hình thức xử lý động vật rừng được thực hiện theo trình tự ưu tiên từ điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều này, trường hợp không xử lý được bằng hình thức trước mới áp dụng hình thức xử lý kế tiếp.
Như vậy, theo quy định trên thì động vật rừng sau khi được tiếp nhận được xử lý theo hình thức sau:
- Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;
- Cứu hộ động vật rừng;
- Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành;
- Bán động vật rừng;
- Tiêu hủy động vật rừng.
Động vật rừng được cứu hộ (Hình từ Internet)
Động vật rừng được cứu hộ là những động vật nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT, có quy định về cứu hộ động vật rừng như sau:
Cứu hộ động vật rừng
1. Đối tượng: Cá thể động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì động vật rừng được cứu hộ là những động vật bị thương, ốm yếu cần cứu hộ.
Cần những điều kiện nào để cứu hộ động vật rừng sau khi tiếp nhận?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT, có quy định về cứu hộ động vật rừng như sau:
Cứu hộ động vật rừng
…
2. Điều kiện:
a) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở cứu hộ động vật rừng có điều kiện bảo đảm công tác cứu hộ, phù hợp với loài động vật rừng cần cứu hộ.
…
Như vậy, sau khi tiếp nhận động vật rừng để cứu hộ động vật rừng thì cần những điều kiện sau:
- Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Cơ sở cứu hộ động vật rừng có điều kiện bảo đảm công tác cứu hộ, phù hợp với loài động vật rừng cần cứu hộ.
Trình tự thực hiện cứu hộ động vật sau khi tiếp nhận được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT về cứu hộ động vật rừng như sau:
Cứu hộ động vật rừng
…
3. Trình tự thực hiện:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định cứu hộ động vật rừng;
b) Trường hợp phải chuyển giao động vật rừng đến cơ sở cứu hộ để tổ chức cứu hộ: Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cứu hộ động vật rừng lập biên bản giao nhận động vật rừng để cứu hộ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xử lý động vật rừng sau cứu hộ;
a) Trường hợp động vật rừng sau cứu hộ đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng tổ chức thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
b) Trường hợp động vật rừng sau cứu hộ không đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng xử lý bằng một trong các hình thức tiếp theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, trình tự thực hiện cứu hộ động vật sau khi tiếp nhận được thực hiện như sau:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định cứu hộ động vật rừng;
- Trường hợp phải chuyển giao động vật rừng đến cơ sở cứu hộ để tổ chức cứu hộ: Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cứu hộ động vật rừng lập biên bản giao nhận động vật rừng để cứu hộ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan xử lý động vật rừng cần lưu giữ hồ sơ xử lý động vật rừng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT, có quy định về lưu giữ hồ sơ, báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng như sau:
Lưu giữ hồ sơ, báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý động vật rừng có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ tiếp nhận, xử lý động vật rừng.
2. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý động vật rừng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5; khoản 1 Điều 6; khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng về cơ quan Kiểm lâm sở tại.
3. Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng trên địa bàn về cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh; cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh định kỳ báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng trên địa bàn về Cục Kiểm lâm theo quy định.
4. Báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan xử lý động vật rừng có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ xử lý động vật rừng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?